Hướng dẫn cách chơi cờ tướng 2 người cho người mới bắt đầu

0
1061
cao thủ cờ tướng
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 19006198
Đánh giá post

Cờ tướng 2 người là một loại trò chơi vừa mang tính giải trí vừa mang tính trí tuệ rất cao đồng thời cũng khác quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên không phải bất kì ai cũng dễ dàng tiếp cận được với môn thể thao trí tuệ này bởi có khá nhiều các quân và cách nhận diện cũng không phải dễ dàng. Vậy hãy cùng Công ty Luật TNHH Everest hướng dẫn cách chơi cờ tướng 2 người cho người mới bắt đầu.

cờ tướng 2 người
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giới thiệu khái quát về cờ tướng 2 người

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu cờ tướng có nguồn gốc như thế nào? Cờ tướng là một môn xuất hiện từ rất lâu đời tại Trung Quốc, sau đó được  biến tấu thành một môn đấu trí nổi tiếng hiện nay.Ở Việt Nam trò chơi này không chỉ dành cho những người già mà ngay cả những lớp trẻ, thanh thiếu niên cũng khá ưa thích và được  xem là một trong những môn cờ thu hút một lượng lớn người chơi ngày nay. Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Đen (hoặc Xanh) , một người cầm quân Trắng (hoặc Đỏ). Mục đích của các bên là tìm các cách di chuyển các quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu Tướng của đối phương.

Có thể bạn đọc quan tâm đến: Hướng dẫn cách chơi cờ tướng 3 người

Cách di chuyển các quân cờ

Theo Luật cờ tướng trên bàn cờ tướng có 32 quân cờ được chia thành 16 quân đỏ (hoặc trắng), 16 quân đen, các quân cờ bao gồm: 5 quân Tốt, 2 quân Xe, 2 quân Mã , 2 quân Tượng, 2 quân Pháo, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng.

Các quân cờ được di chuyển theo luật sau:

(i) Tướng: Đi từng ô một theo hướng ngang hoặc dọc. Tướng phải luôn luôn ở trong phạm vi cung, không được ra ngoài.

(ii) Sĩ: Đi chéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong phạm vi cung.

(iii) Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang và dọc ) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nửa bàn cờ ở phía đối phương. Nước đi của tượng sẽ không được chấp nhận khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.

(iv) Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn không bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.

(v) Mã: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô và ngược lại, cho mỗi nước đi. Nếu có một quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hoặc đường dọc 2), mã sẽ bị cản và không thể đi con đường đó.

(vi) Pháo: Đi dọc hoặc ngang. Tuy nhiên, nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chỗ đi đến chỗ đến phải không có quân cản.

(vii) Tốt: đi một ô mỗi nước. Nếu chưa vượt qua sông, Tốt có thể đi thẳng tiến. Khi đã vượt sông rồi, thì có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.

(viii) Ăn quân: Khi một quân nào đó di chuyển đến 1 vị trí nào đó bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và rời bàn cờ.

(ix) Chống tướng: nghĩa là hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc trong khi không bất kì quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.

(x) An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương ăn ngay trong nước đi tiếp. Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ.

Các giai đoạn của một ván cờ tướng 2 người

Một ván Cờ tướng 2 người được phân định rõ ràng thành 3 giai đoạn gồm khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc

Khai cuộc

Thường khai cuộc sẽ được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên và nó đóng góp một phần khá  quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Trung cuộc

Trung cuộc là giai đoạn giữa Trung cuộc và sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc. Lúc này, hai bên sẽ thường để mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ bởi ván cờ khi đó sẽ chơi theo đường dài.

Tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn cuối cùng của một trận đấu, diễn ra sau giai đoạn trung cuộc và khai cuộc khi số quân của hai bên đã dần bị triệt tiêu, thế trận trở nên đơn giản hơn và khi ấy trận đấu bước vào những nước cờ cuối cùng để phân định thắng thua. Tàn cuộc cờ tướng được đánh giá  vô cùng phong phú và đa dạng nhưng thường chia làm 3 loại phổ biến sau:

Tàn cuộc thực dụng

Đối với loại tàn cuộc này, hình cờ được nghiên cứu và có lời giải thắng, thua hoặc hòa và được phân loại một cách rõ ràng.

Tàn cuộc thực chiến

Sau khi kết thúc giai đoạn trung cuộc, trực tiếp hình thành một hình cờ tàn không có trong nghiên cứu mang tính thực chiến, chưa có lời giải chính xác.

Cờ tàn nghệ thuật

Loại hình tàn cuộc này khá đặc sắc. Các quân được sắp xếp tạo ra một thế cờ nên còn được gọi là cờ thế, thông thường là một bên đi tiên sẽ chỉ có 1 hoặc 2 nước tiếp theo là bị bên đi hậu chiếu sát cuộc. Bởi vậy bên đi tiên sẽ phải thực hiện một loạt các nước cờ điều quân, để tạo ra các nước sát cuộc kín đáo và giành chiến thắng trước nhất.

Đặc biệt, tàn cuộc này thường chỉ có một cách giải duy nhất cho mỗi ván cờ nên người chơi cần vô cùng thận trọng, chỉ cần đi sai một nước thì khó tránh khỏi kết cục thua cuộc.

Bạn đọc có thể tìm hiểu một số bài viết khác có nội dung liên quan tại trọng tài

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here