Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

0
1266
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Đánh giá post

Với tư cách là một cơ chế giải quyết các tranh chấp ngoài Tòa án, Trọng tài thương mại đã góp một phần không nhỏ vào sự ổn định của hoạt động thương mại. Tuy nhiên, với đại đa số người dân và doanh nghiệp Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp này hiện nay vẫn còn khá mới mẻ. Vậy phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được pháp luật quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Everest sẽ chia sẻ với các bạn những quy định của pháp luật về phương thức giải quyết các tranh chấp thương mại bằng Trọng tài.

giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trọng tài, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là gì?

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của một bên thứ ba độc lập là Trọng tài viên, đưa ra phán quyết trọng tài nhằm giải quyết các xung đột và buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Việc giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài phải tuân theo các nguyên tắc sau:

(i) Phán quyết trọng tài là chung thẩm hay nguyên tắc xét xử một lần.

(ii) Nguyên tắc Trọng tài viên tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó trái đạo đức xã hội và không vi phạm điều cấm.

(iii) Nguyên tắc Trọng tài viên xét xử độc lập, vô tư, khách quan và tuân theo quy định của pháp luật.

(iv) Nguyên tắc xét xử không công khai (xét xử “kín”), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(v) Nguyên tắc các bên tranh chấp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trách nhiệm của Hội đồng trọng tài là tạo điều kiện để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các bên xác lập thỏa thuận trọng tài là điều kiện để giải quyết các tranh chấp thông qua Trọng tài. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì mới có thể giải quyết các tranh chấp thông qua Trọng tài. Thỏa thuận thương mại có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp.

Thỏa thuận trọng tài có thể được các bên xác lập dưới một điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, như một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc do các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp miễn là phù hợp với hình thức theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Như vậy, khi các bên xảy ra tranh chấp và muốn đưa ra giải quyết thông qua phương thức trọng tài thì lúc này các có thể lập thỏa thuận trọng tài theo hình thức phù hợp mà luật quy định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài.

Mời bạn tham khảo thêm về Đơn khởi kiện.

Luật áp dụng giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Luật áp dụng giải quyết các tranh chấp thông qua Trọng tài quy định như sau:

(i) Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài.

(ii) Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn hoặc quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

(iii) Trường hợp nội dung tranh chấp không được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam và pháp luật do các bên lựa chọn, Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết các tranh chấp nhưng việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Lệ phí giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, phí giải quyết các tranh chấp thông qua Trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định, trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc thì phí trọng tài sẽ do Hội đồng trọng tài ấn định.

Phí trọng tài bao gồm khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết các tranh chấp bằng Trọng tài như:

(i) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được Trung tâm trọng tài cung cấp.

(ii) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

(iii) Phí tham vấn chuyên gia, các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài.

(iv) Phí hành chính.

(v) Thù lao, chi phí đi lại, các chi phí khác cho Trọng tài viên.

Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài không có sự phân bổ khác thì phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.

Ví dụ về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Công ty TNHH xây dựng Thành Hoàng (bên bán) và Công ti cổ phần thương mại và đầu tư Thăng Long (bên mua) giao kết hợp đồng mua bán 100 tấn thép theo hợp đồng số 68/HĐ-MB. Này 16/10/2021, khi giao nhận hàng, Công ti Thăng Long phát hiện có 65% số hàng không đảm bảo chất lượng và từ chối nhận hàng, Công ti Thành Hoàng không đồng ý với việc từ chối thực hiện việc nhận hàng của Công ti Thăng Long và quyết định thực hiện thủ tục để giải quyết tranh chấp trên.

Các bên có thỏa thuận giải quyết các tranh chấp theo Phụ lục hợp đồng số 01, theo đó: “Mọi tranh chấp thương mại phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết tại Trọng tài thương mại Việt Nam”. Phụ lục hợp đồng số 01 do ông Long – Phó Giám đốc công ti Thăng Long kí, Công ty TNHH Thành Hoàng đã gửi thông báo về việc kí Phụ lục Hợp đồng cho Giám đốc công ti Thăng Long (người đại diện theo pháp luật của công ti).

Trong tình huống trên, hai bên đã có thỏa thuận về việc giải quyết các tranh chấp tại Trọng tài. Để xác định thẩm quyền giải quyết của Trọng tài trong vụ việc trên, cần xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trên được kí bằng phụ lục hợp đồng số 01 do ông Long kí kết:

Thứ nhất, đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài.

Thứ hai, hai bên đã lập thỏa thuận trọng tài được kí bằng Phụ lục hợp đồng số 01 do ông Long kí kết trước khi xảy ra tranh chấp.

Thứ ba, hình thức của thỏa thuận trọng tài là dưới dạng văn bản theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Thứ tư, thoải thuận trọng tài phải không thuộc các trường hợp bị vô hiệu theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, để được giải quyết các tranh chấp giữa công ty Thành Hoàng và công ty Thăng Long tại Trọng tài thì thỏa thuận trọng tài phải đáp ứng các điều kiện trên.

Một câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta là: Nên giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án hay Trọng tài.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here