Những thông tin thú vị về bộ môn trượt băng

0
1099
trượt băng nghệ thuật
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật (24/7): 1900 6198
Đánh giá post

Trượt băng nghệ thuật cũng được coi là một bộ môn thể thao, người ta tham gia trượt băng vì nhiều lý do khác nhau như rèn luyện sự dẻo dai cho sức khỏe, du lịch, giải trí và để tham gia trong một số môn thể thao vào mùa đông. Mọi người có thể tham gia trượt băng ở địa điểm như trên những sân băng ở ngay trong nhà và cũng có thể trượt trên những dòng sông, hồ bị đóng băng.

Trượt băng là gì?

Trượt băng cũng được coi là một môn thể thao hữu ích được rất nhiều người yêu thích, người tham gia môn thể thao này sẽ di chuyển trên băng bằng giày trượt băng để tạo nên những chuyển động và động tác hình học hài hòa, mềm mại và chính xác.

Môn thể thao này yêu cầu các cá nhân, các cặp đôi hoặc các nhóm tham gia biểu diễn các động tác xoay người, nhảy, hay các động tác di chuyển trên băng kết hợp cùng nhiều động tác phức tạp khác. Các vận động viên trượt băng nghệ thuật cũng sẽ được phân ra thành các nhóm cho học viên mới học cho tới nhóm đã đạt đến trình độ Olympic, ở nhiều cấp độ tranh tài từ cấp độ ở địa phương cho đến việc tham gia ở tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

trượt băng
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật (24/7): 1900 6198

Trượt băng tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh trượt băng đươc gọi là Figure skating.

Bộ môn trượt băng nghệ thuật gồm có 5 thể loại, cụ thể đó là:

  • Trượt đơn nữ tên tiếng anh là “Ladies figure skating”;
  • Trượt đơn nam tên tiếng anh là “Men figure skating”;
  • Trượt đôi tên tiếng anh là “Pairs figure skating”;
  • Khiêu vũ trên băng tên tiếng anh là “Ice dance”;
  • Trượt đồng đội tên tiếng anh là “Synchronized skating”.

Nguồn gốc của bộ môn trượt băng

Có nghiên cứu cho rằng trượt băng nghệ thuật ra đời ở khoảng thế kỷ 13, 14 tại Hà Lan. Để tiết kiệm được năng lượng trong các chuyến đi vào mùa đông thì bộ môn trượt băng này đã được hình thành. Giày trượt sắt có các cạnh sắc nhọn ở phía dưới để hỗ trợ chuyển động đã đưa ra để sử dụng trong những lần đầu tiên xuất hiện, tạo nên một động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ môn này. Các câu lạc bộ trượt băng kể từ đó cũng được xuất hiện lần đầu tiên tại Anh vào khoảng thời gian năm 1792, nó có sự phát triển cùng quy tắc cạnh tranh chính thức. Không lâu sau đó, cuộc thi nghệ thuật trượt băng quốc tế của Châu Âu được tổ chức tại Vienna năm 1882

Bộ môn trượt băng nghệ thuật lần đầu tiên được vinh dự có mặt tại Thế vận hội tại Luân Đôn và trở thành môn thể thao chính thức của Thế vận hội Mùa đông kể từ năm 1924. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế thành lập năm 1892 và đã tạo ra bộ quy tắc trượt băng được mã hóa đầu tiên và quản lý các cuộc thi quốc tế về trượt băng nghệ thuật và trượt băng tốc độ, đây cũng là nơi điều hành việc đánh giá và tổ chức các sự kiện trượt băng nghệ thuật trên thế giới. Kể từ đó năm 1896, các giải vô địch lần lượt được tổ chức và địa điểm tổ chức giải trượt băng quốc tế đầu tiên là St Petersburg, người chiến thắng là vận động viên G. Fuchs đến từ Munich.

Trượt băng nghệ thuật dần trở nên phổ biến và được lan rộng ở Paris – Pháp năm 1952, thu hút vô cùng đông đảo các vũ công đến với môn thể thao này. Sau đó nó ngày càng được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ ở các nước như Phần Lan, Anh, Canada, Mỹ, Thụy Điển,… Cho đến năm 1983, Canada bắt đầu tổ chức cuộc thi Synchronized Skating Championships vào hàng năm và năm 1988, Mỹ cùng với Canada là 2 quốc gia dẫn đầu trong bộ môn Trượt Băng Nghệ Thuật.

Cơ học vật lý của bộ môn trượt băng

Để một chiếc giày trượt băng có thể thuận lợi lướt trên băng bởi vì có một lớp phân tử băng ở bề mặt không bị ràng buộc chặt chẽ như các phân tử của khối băng bên dưới. Các phân tử này ở trạng thái bán lỏng, cung cấp dầu bôi trơn và các phân tử trong lớp nó “gần như chất lỏng” hoặc “giống như nước” này ít có sự di động hơn nước lỏng, nhưng sẽ di động hơn nhiều so với các phân tử sâu hơn trong băng. Ở nhiệt độ khoảng âm 250 độ F hoặc âm 157 độ C, lớp trơn này dày một phân tử; khi nhiệt độ tăng, lớp trơn cũng sẽ trở nên dày hơn.

Từ lâu, người ta đã cho rằng lớp băng trơn trượt là vì áp lực của vật tiếp xúc với nó làm cho một lớp mỏng tan chảy. Giả thuyết được đưa ra để giải thích cho điều này đó là do lưỡi của một chiếc giày trượt băng, gây áp lực lên băng, khi nó khiến băng tan chảy một lớp mỏng sẽ cung cấp dầu bôi trơn giữa băng và lưỡi dao. Hiện tượng này được gọi là “tan chảy áp lực”, bắt nguồn từ thế kỷ 19.

Tuy nhiên, điều này lại không giải thích cho việc trượt băng ở nhiệt độ băng thấp hơn âm 3,5 độ C, trong khi thực tế là những người trượt băng thường trượt trên băng ở nhiệt độ thấp hơn. Sau đó đã có một lời giải thích khác vào thế kỷ 20, được gọi là “gia nhiệt ma sát”, theo đó giải thích cho hiện tượng này đó là do ma sát của vật liệu làm cho lớp băng tan chảy. Tuy nhiên, lý thuyết này đưa ra cũng không thành công trong việc giải thích trượt băng ở nhiệt độ thấp. Trên thực tế hiện nay, không có lời giải thích nào giải thích tại sao nước đá trơn trượt khi đứng yên ngay cả ở nhiệt độ dưới 0 độ. Có một tính toán chi tiết cho sự phụ thuộc vào vận tốc của ma sát chỉ ra rằng chính lực ma sát có tỷ lệ là căn bậc hai của vận tốc, điều này nhìn chung có thể giải thích tại sao băng vẫn trơn trượt ngay cả khi vận tốc thấp.

Mời bạn đọc xem thêm nhiều thông tin bổ ích trên trang trọng tài

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here