Vovinam – Việt võ đạo

0
1039
5/5 - (1 bình chọn)

Thực tế hiện nay nhiều bạn trẻ Việt Nam đang rất ưa chuộng và lựa chọn học môn võ cổ truyền Vovinam. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết Vovinam là gì? Nếu như các bạn muốn học cũng như muốn tìm hiểu về bộ môn võ thuật này thì hãy theo dõi ngay bài viết của chúng tôi nhé.

Vovinam – Việt võ đạo

Vovinam là gì?

Vovinam chính là một môn võ được hình thành trên tất cả các môn phái võ cổ truyền. Ngoài ra, chúng còn tiếp thu thêm nhiều xu hướng mới. Hiện nay, Vovinam được phổ biến mạnh mẽ trên toàn quốc nhưng vẫn chưa được xếp vào danh sách quốc võ. Vovinam còn được xem như sự quy tụ của tất cả những linh hồn võ của đất nước Việt Nam.

Lịch sử môn võ Vovinam

Từ 1960, võ sư Lê Sáng đã tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu hoàn toàn trách nhiệm phát triển cũng như quảng bá rộng rãi bộ môn Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp, giáo sư Phan Hoàng đã có công gây dựng nên nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu từ thập niên 1970. Khi đó, miền Nam Việt Nam từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

Tháng 10/2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 9/ 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF)

Tháng 2/2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) đã diễn ra tại Tehran.

Ngày 31/3/2010, Chưởng Môn Lê Sáng đã ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này chính là Chánh Chưởng Quản, ông là người đứng đầu môn phái. Từ đó, danh xưng Chưởng Môn ở trong môn phái sẽ không còn được sử dụng trong tương lai nữa. Kể từ lúc này, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đấy chính là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến thời kỳ đặc biệt của môn phái này. Kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu cũng đã được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.

Ngày 27/9/2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng đã qua đời.

Ngày 16/10/ 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn vovinam châu Âu (EVVF) đã diễn ra tại Paris.

Theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu thêm về Luật Vovinam.

Lợi ích khi học võ Vovinam

Bộ môn vovinam mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ nên cân nhắc cho bé nhà mình học võ Vovinam ngay thôi.

Tăng cường sức khỏe

Võ thuật vovinam chính là môn thể thao giúp trẻ em tăng cường sức khỏe và tiêu hao năng lượng một cách tốt nhất. Đối với đứa trẻ thừa cân, môn học này còn giúp cho các con thêm phần săn chắc, loại bỏ đi lượng mỡ thừa của cơ thể. Đồng thời, nếu như học võ đúng cách, trẻ em có thể biết cách hít thở đúng cách. Tăng thêm sức chịu đựng, tính dẻo dai và đặc biệt là tránh được các bệnh cảm cúm thông thường là những lợi ích tuyệt vời mà võ Vovinam mang lại.

Rèn luyện tính kỷ luật

Võ thuật vovinam thường sẽ rèn luyện cho từng cá nhân tính kỷ luật ở trong sinh hoạt tập thể và sự điều độ trong đời sống thường nhật. Mọi người sẽ rèn luyện được những giá trị riêng cho bản thân mình. Dù trong mọi môi trường, các bạn vẫn có thể tuân thủ mọi kỷ luật của nơi đó.

Có thể bạn đọc quan tâm đến: Đai VovinamVõ phục Vovinam

Cải thiện khả năng giao tiếp và khả năng biểu diễn

Nếu như trẻ là người rụt rè thì võ thuật vovinam chắc chắn sẽ giúp bé xóa bỏ đi mọi khoảng cách với mọi người. Những lần học thuật chiến hay đối luyện, các con sẽ cần một người bạn tập cùng. Đây chính là điều kiện giúp các bạn nhỏ có thể cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Bởi vì lúc này, các bé cần hiểu đối phương thì mới có thể thực hành các đòn võ. Ngoài ra, với những lần thi lên đai, việc thể hiện bài quyền sẽ giúp các con cải thiện thêm khả năng đứng trước đám đông một cách tự tin, bình tĩnh.

Tăng cường khả năng tập trung cao độ

Tập trung cao độ là một trong những khả năng mà con trẻ sẽ học được trong quá trình tham gia câu lạc bộ võ Vovinam. Mọi chuyển động của cơ thể như tay, chân, hông đều sẽ được não điều khiển. Sau đó não sẽ ghi nhớ mọi động tác chính xác theo đúng thứ tự.

Đặc biệt khi các con thể hiện bài quyền, sự tập trung sẽ giúp chúng thực hiện mọi động tác một cách chính xác nhất. Hơn nữa, tinh thần tập trung cũng sẽ được cải thiện mỗi khi trẻ trải qua các thuật chiến ở trên sàn đấu. Sự nhạy bén này sẽ được tăng cường qua mỗi lần học quyền cũng như thi đấu đối kháng.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Sau những giờ học, giờ làm căng thẳng, đến với lớp học võ Vovinam và thực hiện bài tập cũng được xem như là một cách để giảm stress hiệu quả. Tập luyện võ thuật sẽ giúp cho đầu óc chúng ta được thư giãn, có được một tinh thần minh mẫn, khỏe mạnh.

Những thế võ vovinam cơ bản

Võ Vovinam cơ bản

Đây chính là tư thế chuẩn bị cơ bản và có lợi nhất trong việc phòng thủ cũng như tấn công. Ngoài Vovinam, nhiều môn võ khác của võ thuật Việt Nam cũng sẽ có tư thế này.

Các thế tấn căn bản

Để thể hiện những động tác tại chỗ một cách linh hoạt và chính xác nhất, các thế tấn dưới đây sẽ giúp giữ vững trọng tâm cũng như thăng bằng cho con người.

  • Trung bình tấn
  • Đinh tấn
  • Trảo mã tấn
  • Độc cước tấn
  • Hồi tấn

Gạt cạnh tay

Kỹ thuật gạt cánh tay sẽ được thực hiện khi bàn tay khép chặt, sau đó linh hoạt sử dụng tùy thuộc vào dạng hình tấn công của đối phương. Trong quá trình đỡ gạt, các bạn cần cố gắng chuyển sức mạnh tấn công của đối phương thành lợi thế của chính mình.

Chém cạnh tay

Chém cạnh tay là một trong các động tác được sử dụng để tấn công trong môn võ Vovinam này. Lúc này, chúng ta sẽ sử dụng bàn tay khép chặt lên gân, phối hợp cùng với cùi chỏ và xoay cổ tay để có thể tấn công đối phương. Sau đó dồn hết sức khi chạm được mục tiêu.

Đánh cùi chỏ

Đây là động tác sử dụng cùi chỏ để có thể phòng thủ và tấn công đối phương. Thế võ này cần được thực hiện một cách linh hoạt, chắc chắn, dứt khoát.

Đòn đấm

Đòn đấm sử dụng tay nắm chặt, dồn sức khi chạm mục tiêu. Nắm đấm và cánh tay thẳng, không cong lên hay cụp xuống, tay còn lại để ở hông. 

Những câu hỏi thường gặp

Vovinam có bao nhiêu bài quyền?

Theo thứ tự học, Vovinam có các bài quyền tay không sau:

  • Khởi quyền
  • Nhập môn quyền
  • Thập tự quyền
  • Nhu khí công quyền 1
  • Long hổ quyền
  • Tứ trụ quyền
  • Ngũ môn quyền
  • Viên phương quyền
  • Nhu khi công quyền số 2
  • Thập thế bát thức quyền
  • Lão mai quyền (võ khỉ già)
  • Việt võ đạo quyền
  • Xà quyền (võ rắn)
  • Ngọc trản quyền
  • Hạc quyền (võ hạc)

Mời các bạn đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn hơn tại Trọng tài!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here