Võ thuật Việt Nam, niềm tự hào của chúng ta

0
1022
tập luyện võ thuật
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật (24/7): 1900 6198
Đánh giá post

Võ thuật cũng là một môn thể thao phù hợp cho tất cả mọi người và mọi lứa tuổi. Ngoài những lợi ích phòng thân thì những lợi ích rèn luyện về mặt sức khỏe, thể chất mà môn võ này đem lại vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu về võ thuật Việt Nam và các loại hình võ thuật đang có mặt tại Việt Nam hiện nay nhé!

Võ thuật Việt Nam là gì?

Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát, tổng thể của hệ thống võ thuật, các môn phái, bài thảo, võ sư khai sinh, sinh sống và phát triển tại Việt Nam. Chưởng môn chính là các võ sư do chính người Việt, xây dựng, sáng tạo từ khi đất nước còn sơ khai cho đến ngày nay. Võ thuật Việt Nam dù được chắt lọc từ nhiều nguồn tinh hoa khác nhau nhưng vẫn mang những đặc trưng riêng biệt để phân biệt, so sánh với các võ phái nước ngoài.

võ thuật Việt Nam
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật (24/7): 1900 6198

Nguồn gốc của võ thuật Việt Nam

Có thể thấy kể từ khi đất nước ta còn ở thuở sơ khai lập quốc, ông cha ta đã biết cách săn bắn, hái lượm chiến đấu với các loài thú rừng để bảo vệ chỗ ở, bảo vệ gia đình của mình. Võ thuật ở thời điểm này còn đơn giản, sơ sài, thường tự phát và sử dụng những vũ khí thô sơ để phòng thủ và chiến đấu.

Cũng chính từ đây mà những chiêu thức săn bắn, chiến đấu sau này được truyền lại cho những người đời sau. Kể từ đó, trải qua khoảng thời gian lâu dài võ thuật hình thành và bắt đầu phát triển, thay đổi dần dần.

Lịch sử hình thành và phát triển của võ thuật Việt Nam 

Dân tộc Việt Nam ta đã luôn phải chinh phục thiên nhiên hoang dã để mở rộng bờ cõi và đấu tranh chống ngoại xâm, nhất là những đạo quân từ phương Bắc tràn xuống. Những vũ khí từ xa xưa bằng đồng của tổ tiên được tìm thấy, có niên đại từ thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên như giáo, dao găm, rìu, gươm là những vũ khí để chiến đấu. Việc sử dụng những vũ khí này để ra trận thường đòi hỏi phải có kỹ thuật khéo léo, thành thạo. Chính những yếu tố đó khiến cho chúng ta rất cần thiết để phát triển các hình thức chiến dấu nhằm nâng cao nhất hiệu quả của vũ khí.

Vào thế kỷ 14, thời kỳ của hai nhà Lý, nhà Trần tranh đấu thì võ thuật lại rất được chú trọng. Các nhà sư của Phật giáo thời bấy giờ hội tụ đầy đủ: thần, khí, ý, lực và võ và thường xuyên tổ chức lễ hội đấu võ tỉ thí tay không hoặc có binh khí. Từ thế kỷ 15 – thế kỷ 19, võ Việt Nam đã có những bước thay đổi lớn hoạt động dưới hai hình thức: bình dân (diễn ra tại các lễ hội, để giải trí, nâng cao tinh thần thượng võ) và triều đình (rèn luyện, thi đấu võ thuật). Môn võ thi đấu nổi tiếng thời bấy giờ là vật Liễu Đôi – Nam Định. Thời kỳ những cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra thường xuyên ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì đây cũng là thời gian võ thuật vẫn không ngừng phát triển, dù bị đàn áp đến đâu cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh mẽ của võ thuật. Lúc này những trường phái võ thuật nước ngoài bắt đầu du nhập vào nước ta như: Judo, Karate (Nhật Bản), Teakwondo (Triều Tiên bấy giờ), Wushu,…

Đặc điểm nổi bật của võ thuật Việt Nam

Đất nước ta luôn sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những thứ mới lạ từ các nước năm châu để làm phong phú thêm võ thuật dân tộc. Và bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa, các võ phái Việt Nam đặc biệt là các hệ phái võ thuật cổ truyền vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt:

(i) Lời thiệu của những bài quyền, bài binh khí mà ông cha ta sử dụng thơ, phú có gieo vần và thường là thơ Nôm. Học võ thường khá khô khan, khó học, chính vì lý do đó mà việc dùng thơ giúp người học dễ nhớ, nhanh thuộc hơn.

(ii) Bộ pháp được vận hành theo đồ hình bát quái. Với nguyên lý “lưỡng túc bát quái vi căn” tức là hai chân khi đứng vững chắc như nền tảng, khi di chuyển nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay.

(iii) Thủ pháp cũng vận hành theo đồ hình bát quái và sử dụng nguyên lý “song thủ ngũ hành vi bản” tức là sử dụng hai tay lấy ngũ hành làm nền tảng.

(iv) Kỹ thuật là các đòn thế được chọn lọc kỹ lưỡng để phù hợp với từng môn võ, đối tượng, địa hình (có thể đánh trên lưng ngựa, voi, cọc gỗ, thành giếng). Trong võ thuật Việt Nam, kỹ thuật tập trung vào tính ứng dụng cao, lối đánh cộng lực được tận dụng triệt để hạ gục đối phương nhanh chóng.

(v) Binh khí trong võ thuật Việt Nam chủ yếu là dụng cụ khá thô sơ trong nghề nông như: quốc, xẻng, roi chiến (cây tầm vông). Có một số võ phái tại vùng đất võ thuật nổi tiếng Bình Định còn sử dụng vũ khí là dải lụa được buộc vật nặng ở đầu, loại vũ khí này có phần giống với vũ khí mềm nhuyễn tiên Trung Quốc.

Bạn đã biết về các loại võ thuật đang có mặt tại Việt Nam là gì hay chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Các nhóm võ thuật Việt Nam

Bên cạnh những cao thủ võ thuật, còn có các hệ phái tại Việt Nam được phát triển rất đa dạng và phong phú từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, những ai đã và đang theo học võ thì chắc hẳn cũng sẽ đều biết đến những nhóm sau:

Nhóm Bắc Hà: Phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc, dù có võ phái sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Tuy nhiên, một số môn phái vẫn được ông cha ta lưu truyền cho đến ngày nay đó là: Thiên Môn Đạo; Vật truyền thống; Việt Võ Đạo; Võ Nhất Nam; Phái Nam Hồng Sơn

Nhóm Bình Định: Nói về sự đa dạng các bài võ và sức mạnh tấn công đối phương của võ Bình Định thì không có ngôn từ nào diễn tả được. Nhóm võ này một số bài phổ biến sau: Hùng Kê Quyền (tay không); Ngọc Trản Quyền (tay không); Bạch Điêu (tay không); Tứ Hải (tay không); Thái Sơn Côn (roi)

Nhóm Nam Bộ: Sự pha trộn nhiều môn võ, kỹ thuật thay đổi ít nhiều để phù hợp với nơi đây. Nổi tiếng phải kể đến những cái tên như: Vovinam; Thanh Long Võ Đạo; Bạch Hổ võ phái; Tân Khánh Bà Trà; Thiếu Lâm Phật Gia Quyền

Nhóm võ thuật nguồn gốc Trung Hoa: Một số nhóm võ thuật có nguồn gốc Trung Hoa được chấp nhận và giảng dạy tại Việt Nam: Thiếu Lâm Tự; Bắc Mã Sơn; Lâm Sơn Động; Phật Gia Quyền; Không Động

Nhóm võ thuật Việt Nam ở nước ngoài: có một số môn phái có sức ảnh hưởng nhất định đến bạn bè năm châu như: Phái Cửu Long; Phái Nam Hổ Quyền; Phái Trung Hoà; Phái Thanh Long; Phái Sơn Lâm Hắc Hổ

Nhóm võ thuật nguồn gốc nước ngoài: Nền võ thuật Việt Nam cho phép những môn võ thuật hay ở các nước láng giềng để giảng dạy và đào tạo đó là: Wushu – Võ thuật hiện đại Trung Quốc; Karate – Nhật Bản; Teakwondo – Hàn Quốc; Quyền Anh – Võ hiện đại các nước châu Âu.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các tài liệu hữu ích trên trang trọng tài

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here