Các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng ngoại thương

0
96
4/5 - (1 bình chọn)

Hợp đồng ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập khi giao dịch trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phổ biến. Hợp đồng ngoại thương có thể nói rằng là chứng từ quan trọng nhất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nhờ nó mà các bên xác lập quan hệ quyền, nghĩa vụ và các vấn đề liên quan trong hoạt động mua bán hàng hóa và là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp xảy ra. Vì vậy, hiểu về hợp đồng ngoại thương và các điều khoản cần có trong hợp đồng là điều vô cùng cần thiết.

1- Định nghĩa về hợp đồng ngoại thương

Trước khi tìm hiểu về hợp đồng ngoại thương, ta cần hiểu về hoạt đồng ngoại thương. 

Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có giải thích từ ngữ như sau: “Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” 

Hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng xuất nhập khẩu được hiểu đơn giản là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở quốc gia khác nhau, theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, cụ thể bên bán phải cung cấp đúng, đủ hàng hóa và gửi lại các chứng từ cho bên mua.Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.

2- Điểm khác biệt giữa hợp đồng ngoại thương và hợp đồng mua bán khác là gì?

Trước hết phải khẳng định, hợp đồng ngoại thương là một hợp đồng mua bán hàng hóa. Nó có đầy đủ các đặc điểm của một hợp đồng mua bán. Sự khác nhau cơ bản nhất là ở hợp đồng ngoại thương có yếu tố quốc tế thể hiện qua:

  • Chủ thể của hợp đồng: các bên ký kết là những chủ thể có quốc tịch khác nhau.
  • Đối tượng của hợp đồng: hàng hóa phải qua biên giới, hoặc người nước ngoài dùng, ở lãnh thổ nước bán hàng (sứ quán, công trình đầu tư nước ngoài)
  • Đồng tiền thanh toán: là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài

3- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương

Trong khi các chủ thể của hợp đồng mua bán trong nước chịu sự điều chỉnh của luật trong nước, các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương gồm có:

  • Điều ước quốc tế, công ước, các hiệp định.
  • Luật quốc gia: có thể áp dụng luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của một nước thứ 3 do hai bên tham gia hợp đồng quy định hoặc do tòa quyết định.
  • Tập quán thương mại.

Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nên các bên hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình.

Khi các bên lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc sau:

  • Không trái luật pháp của nhà nước
  • Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của chủ thể
  • Không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước

4- Bố cục của một hợp đồng ngoại thương

Cấu trúc của hợp đồng thông thường gồm những phần sau:

(1) Tên hợp đồng

(2) Địa điểm, ngày tháng năm

(3) Phần mở đầu

  • Cơ sở pháp lý ký kết hợp đồng ngoại thương
  • Các bên ký hợp đồng: tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại, fax, tên và chức vụ cử người đại diện lý hợp đồng
  • Các định nghĩa có liên quan (nếu có)

(4) Các điều khoản cam kết cụ thể có trong hợp đồng ngoại thương

  • Các điều khoản bắt buộc
  • Các điều khoản tùy ý

(5) Phần ký kết

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa

5- Các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng ngoại thương

5.1-  Điều khoản về tên hàng hóa (Commodity)

Đây là điều khoản cực kì quan trọng không chỉ trong hợp đồng ngoại thương mà trong mọi đơn hàng, thư hỏi hàng. Điều khoản này xác định đối tượng mua bán của hợp đồng (subject of contract) nên các bên luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng hóa trong hợp đồng.

Tên hàng hóa thường được biểu đạt theo những cách dưới đây:

  • Tên thương mại của hàng hóa kèm tên thông thường và tên khoa học, ví dụ: Urea fertilizer (Đạm Urê)
  • Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa, ví dụ: thủy tinh Bohemia.
  • Tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất, ví dụ: xe máy Honda.
  • Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa, ví dụ: TV màn ảnh màu 32 inches.
  • Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục của Bảng phân loại và mã hóa hàng hóa (HS), ví dụ: Motor điện, mục 100.101
  • Kết hợp giữa nhiều cách ghi, ví dụ: Smart Tivi Samsung Crystal 4K 50 inch.

5.2- Điều khoản về quy cách phẩm chất hàng hóa  (Quality)

Điều khoản về phẩm chất nói lên mặt “chất” của hàng hóa bao gồm tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất,v.v Để quy định chính xác phẩm chất hàng hóa, thông thường sẽ có 2 phương pháp chính:  Xác định dựa vào hàng thực, hàng mẫu: thỏa thuận dựa vào chất lượng thực tế của hàng hóa (actual quality) và dựa vào mẫu hàng (by sample). 

5.3-  Điều khoản về số lượng (Quantity) 

Xác định mặt “lượng” của hàng hóa được giao dịch cũng hết sức quan trọng. Khi quy định điều khoản về số lượng hóa hóa trong hợp đồng ngoại thương cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Đơn vị tính số lượng, trên thế giới có hai hệ thống đo lường quốc tế: [1] Hệ đo lường mét hệ; [2] Hệ đo lường Anh – Mỹ
  • Phương pháp quy định số lượng:  [1] Quy định cụ thể số lượng ; [2] Quy định phỏng chừng cho phép có một khoảng chênh lệch là dung sai.
  • Phương pháp xác định khối lượng:  [1] Khối lượng cả bì (gross weight); [2] Khối lượng tịnh (net weight) ; [3] Khối lượng thương mại (commercial weight); [4] Khối lượng lý thuyết.

5.4- Điều khoản về giá cả (Price) 

Có thể nói là điều khoản về giá cả quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương. Mọi điều khoản khác trong hợp đồng có thể dễ dàng thương lượng nhưng với điều khoản này các bên đều không muốn nhượng bộ nên thường rất thận trọng đối với điều khoản này. Thông thường các bên phải thống nhất những nội dung sau: 

  • Đồng tiền tính giá
  • Phương pháp tính giá
  • Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan tới giá cả (Incoterms): Xác định mức giá: Đơn giá theo điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng (ví dụ) VD: 100 USD/MT theo điều kiện FOB Hải Phòng Incoterms 2020
  • Giảm giá để kích thích tiêu thụ: [1] Theo nguyên nhân giảm giá: Giảm giá do trả tiền sớm, giảm giá thời vụ, giảm giá do mua số lượng lớn,…; [2] Theo cách tính: giảm giá đơn, giảm giá kép, giảm giá lũy tiến,..

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu

5.5- Điều khoản về điều kiện giao hàng  (Shipment) 

Điều khoản về điều kiện giao hàng cũng nằm trong nhóm điều khoản bắt buộc trong hợp đồng ngoại thương vì nó sẽ ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Chỉ khi nào bên bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và bên mua mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu không có điều khoản này, hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực.

Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng bao gồm:

  • Thời hạn giao hàng (Time of shipment/Shipment time)
  • Địa điểm giao hàng (place of shipment): Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở và điều kiện cơ sở giao hàng, ví dụ như: FOB Sài gòn Incoterms 2020. Tuy nhiên, nhiều điều kiện cơ sở không xác định cảng đi (CIF) và các bên giành giật lợi thế về mình nên cần có thêm quy định về địa điểm: [1] Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông qua; [2] Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn.
  • Phương thức giao hàng: [1] Có cho phép chuyển tải hay không (Transhipment); [2] Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment); [3] Giao hàng một lần hay giao hàng nhiều lần (Shipment by Instalment).

5.6- Điều khoản về thanh toán (Payment) 

Tại sao nói điều khoản về thanh toán cũng rất quan trọng trong hợp đồng ngoại thương? – Điều khoản này được hai bên quan tâm nhiều nhất vì nó liên quan mật thiết đến lợi ích các bên. Nó sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Điều kiện về tiền tệ
    • Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đồng tiền thanh toán?
      • So sánh lực lượng của hai bên mua và bánVị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế
      • Tập Quán sử dụng đồng tiền thanh toán 
      • Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế thế giới
    • Điều kiện đảm bảo ngoại hối
      • Điều kiện đảm bảo vàng
      • Điều kiện đảm bảo ngoại hối
      • Điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ
      • Điều kiện đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế
  • Điều kiện thời gian thanh toán : Điều kiện này liên quan chặt chẽ với việc luân chuyển vốn, và sự biến động và rủi ro về tỷ giá. Quy định về thời gian thanh toán gồm: [1] Thời gian trả tiền trước (Payment in advance); [2] Trả tiền ngay; [3] Trả tiền sau; [4] Trả tiền hỗn hợp.

  • Điều kiện phương thức thanh toán 
    • Căn cứ vào chứng từ thanh toán
Không phụ thuộc vào chứng từ hàng hóa Phụ thuộc vào chứng từ hàng hóa
  • Chuyển tiền (Remittance)
  • Ghi sổ (Open Accounts)
  • Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
  • Nhận hàng trả tiền (Cash on Delivery –COD)
  • Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
  • Tín dụng chứng từ (Documentary Credit–L/C)
    • Căn cứ vào tính chất pháp lý điều chỉnh
Có tập quán điều chỉnh Không có tập quán điều chỉnh
  • Nhờ thu (Documentary Collection)
  • Tín dụng chứng từ (Documentary Credit–L/C)
  • Chuyển tiền (Remittance)
  • Ghi sổ (Open Accounts)
  • Trả trước
  • Nhận hàng trả tiền (Cash on Delivery –COD)
  • Thư ủy thác mua

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết Các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng ngoại thương được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

Bài viết Các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng ngoại thương có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here