Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam

0
91
4.5/5 - (2 bình chọn)

Quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật thuế Việt Nam.

1- Khái quát về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Về đối tượng nộp thuế, hầu hết các quốc gia đều dựa trên hai nguyên tắc đánh thuế là nguyên tắc đánh thuế theo cư trú nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập.

Theo nguyên tắc cư trú, trong khi một cá nhân được coi là đối tượng cư trú tại một nước sẽ phải thuế thu nhập cá nhân đối với toàn bộ thu nhập nhận được, không phân biệt nguồn phát sinh ở đâu, cá nhân là đối tượng không cư trú chỉ chịu nghĩa vụ đối với phần thu nhập có nguồn gốc tại nước đó.

Đối tượng cư trú được quy định khá giống nhau với các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Nga, Thụy Điển, … tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về thời gian cư trú giữa các quốc gia. Ví dụ như ở Nhật Bản, cá nhân cư trú trên 1 năm sẽ được coi là cá nhân cư trú tại Nhật Bản và ngược lại, các cá nhân có thời gian cư trú dưới 1 năm được ghi nhận là cá nhân không cư trú tại Nhật Bản. Tuy nhiên ở Mỹ, chỉ khi cá nhân đó được cấp thẻ xanh hoặc có mặt ở Mỹ một khoảng thời gian đủ dài để được cấp một thẻ lưu trú.

Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập thì một cá nhân sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở một nước đối với mọi khoản thu nhập nhận được từ quốc gia đó. Nguyên tắc đánh thuế này sẽ thường áp dụng đánh thuế đối với thu nhập của những cá nhân không cư trú hoặc có thời gian cư trú ngắn ở một nước. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp

2- Quy định về đối tượng nộp thuế theo pháp luật thuế Việt Nam.

Theo nguyên tắc cư trú, trong khi một cá nhân được coi là đối tượng cư trú tại một nước sẽ phải thuế thu nhập cá nhân đối với toàn bộ thu nhập nhận được, không phân biệt nguồn phát sinh ở đâu, cá nhân là đối tượng không cư trú chỉ chịu nghĩa vụ đối với phần thu nhập có nguồn gốc tại nước đó. Việt Nam là quốc gia cũng áp dụng nguyên tắc này để đánh thuế đối với các đối tượng được coi là cư trú của nước đó. 

Cụ thể, Luật Thuế thu nhập cá nhân có quy định cụ thể liên quan đến cá cá nhân cư trú tại Việt Nam và cá nhân không cư trú như sau:

Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:

Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

Như vậy, đối với những cá nhân cư trú tại Việt Nam, thuế sẽ đánh vào toàn bộ thu nhập nhận được cho dù nguồn thu nhập đó bắt nguồn từ trong nước hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đối với những người không cư trú tại Việt Nam, những cá nhân này sẽ chịu thuế cho số tiền mà họ thu được trong lãnh thổ Việt Nam. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế – kế toán

Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định về điều kiện là cá nhân cư trú:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

– Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.”

Tóm lại, điều kiện cụ thể đối tượng cư trú là người đáp ứng một trong những điều kiện sau: 

  • Các cá nhân có thời gian cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch (nguyên tắc quá bán) hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc; 
  • Các cá nhân có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 

Như vậy, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện trên. 

Sự phân biệt phân biệt cư trú hoặc không cư trú của một cá nhân là quan trọng, với mục đích xác định cá nhân đó sẽ phải nộp thuế với các khoản thu nhập của mình như thế nào. Tóm lại, theo chính sách và pháp luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam, đối tượng được xác định phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh không kể trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here