Hoạt động kinh doanh là gì? Hành vi thương mại là gì?

Hoạt động kinh doanh và hành vi thương mại đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Kinh doanh không chỉ đơn giản là việc buôn bán hàng hóa, mà còn bao gồm cả quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đây là cơ sở vững chắc giúp tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.

0
71
5/5 - (1 bình chọn)

1- Hoạt động kinh doanh là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi. Như vậy, ở nghĩa phổ thông kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất. Hơn nữa, không phải tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ có những hoạt động sản xuất, buôn bán nào có; sinh lợi mới được coi là kinh doanh.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế có những sự thay đổi về chất, do đó, tính chất của các hoạt động kinh doanh cũng thay đổi theo. Điều đó đòi hỏi phải xác định lại khái niệm kinh doanh cho phù hợp với các thuộc tính vốn có của nó. Trong những năm 90 của thế kỉ trước, một số văn bản luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định ghi nhận khái niệm kinh doanh.

Theo quy định của các văn bản pháp luật đó thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác (cũng trao đổi, cũng cung ứng dịch vụ), mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanh thu) lớn hơn số tiền phải chi phí (chi phí kinh doanh), tiền bán ra trừ tiền chi phí bằng lợi nhuận. Bất cứ hoạt động nào, cho dù về mặt hình thức giống kinh doanh nhưng mục tiêu của hoạt động đó không phải là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh.

Pháp luật quy định, hành vi kinh doanh có mục đích sinh lợi (kiếm lời) những lời hay lỗ lại không thành vấn đề cho việc xác định hành vi kinh doanh. Nhiều trường hợp sản xuất, buôn bán bị lỗ nhưng vẫn là kinh doanh. Dưới giác độ pháp lý, khi xác định hành vi kinh doanh, chúng ta quan tâm đến việc có hay không có mục tiêu tạo ra lợi nhuận, chứ không quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào. Có thể kết luận khái quát rằng lợi nhuận là đích cuối cùng của các nhà kinh doanh; bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường cũng là hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Hành vi thương mại là gì?

Thương mại là hoạt động ra đời sớm trong lịch sử xã hội loài người, trên cơ sở sự phân công lao động xã hội, nó đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của thương mại gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.

.Khi có sự phân công lao động lần thứ ba trong xã hội, thương nghiệp ra đời, xuất hiện tầng lớp chuyên mua bán các sản phẩm để kiếm lời – các thương nhân, lúc đó hành vi thương mại đã được hình thành.

Thương mại, commercium (tiếng Latinh), commerce (tiếng Anh), KOMMEPLỊKLH (tiếng Nga) có nghĩa là buôn bán. ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, thương mại là hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán.

Thuật ngữ “hành vi thương mại” được sử dụng khá phổ biến trong Luật Thương mại của một số nước. Chẳng hạn như trong Bộ luật Thương mại Pháp, tuy chưa xác định rõ khái niệm thế nào là hành vi thương mại nhưng đã liệt kê một số hành vi được coi là hành vi thương mại (xem Điều 632, 633 Bộ luật Thương mại Pháp).

Ở Việt Nam trước đây, trong Bộ luật Thương mại của Việt Nam Cộng hoà đã xác định một cách khái quát về hành vi thương mại, đó là những hành vi chế tạo, lưu chuyển, trung gian có mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp (xem Điều 340 Bộ luật Thương mại Việt Nam Cộng hòa năm 1972).

Như vậy, khái niệm thương mại được hiểu ở nghĩa rộng hơn quan niệm thông thường về thương mại (là mua bán). Trong nội hàm của khái niệm hàm chứa nhiều loại hành vi khác ngoài mua bán đó là “chế tạo”, “trung gian”.

Ở nước ta, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ thương mại với nghĩa là một hoạt động ít khi được sử dụng. Chỉ đến thời kì chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thuật ngữ thương mại mới được sử dụng trở lại. Tuy nhiên, thuật ngữ này được hiểu ở nghĩa hẹp của nó, đó là mua bán. Theo các tác giả Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân thì “thực chất của thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa qua mua bán trên thị trường” hoặc theo khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997 thì: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội”.

Khi diễn ra quá trình hội nhập khu vực và thế giới, khái niệm thương mại dần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Khái niệm hành vi thương mại theo nghĩa rộng đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; kí gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kĩ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Hoặc, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, cũng như pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều nước trên thế giới, hiện nay pháp luật Việt Nam đã ghi nhận khái niệm thương mại (trade hoặc commerce) được hiểu theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về hành vi thương mại bằng một khái niệm có nghĩa khái quát hơn đó là hoạt động thương mại (tổ hợp các hành vi thương mại). Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khấc”. Dưới giác độ học thuật, khái niệm hành vi thương mại được xem xét ở đây tương ứng với khái niệm hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư…

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Tổng quan về hoạt động kinh doanh và hành vi thương mại

Hành vi kinh doanh, dưới góc độ pháp lý, tập trung vào mục đích kiếm lời. Dù có lời hay lỗ, việc tạo ra lợi nhuận là điều quan trọng để xác định hoạt động này. Nói cách khác, hành vi kinh doanh không chỉ liên quan đến cách thức thực hiện mục tiêu tạo lợi nhuận mà còn bao gồm cả việc xác định mục tiêu này.

Hành vi thương mại, xuất phát từ sự phân công lao động xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi và giao lưu hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán. Nó gắn liền với nền sản xuất hàng hoá và đã phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Thương nghiệp ra đời khi có sự phân công lao động lần thứ ba trong xã hội, tạo điều kiện cho việc mua bán các sản phẩm để kiếm lời.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết “Hoạt động kinh doanh là gì? Hành vi thương mại là gì?” được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết “Hoạt động kinh doanh là gì? Hành vi thương mại là gì?” có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here