Luật đầu tư là gì? Khái niệm Luật đầu tư

Hiện tại khoa học pháp lý Việt Nam chưa có định nghĩa thống nhất về Luật đầu tư. Bài viết từ chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest giúp làm rõ khái niệm Luật đầu tư và trả lời cho câu hỏi "Luật đầu tư là gì?" dưới quan điểm tiếp cận hệ thống, theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

0
63
5/5 - (1 bình chọn)

1- Luật đầu tư là gì? Khái niệm về Luật đầu tư

Cho đến nay khoa học pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa Thống nhất về khái niệm luật đầu tư. 

Môi trường đầu tư bao gồm tập hợp các yếu tố có tác động, chi phối hoạt động đầu tư, trong đó có pháp luật về đầu tư. Sự tồn tại và phát triển của hoạt động đầu tư chính là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật đầu tư. Thực tiễn cho thấy trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc tế, các quốc gia đều chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó công việc được đặc biệt coi trọng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.

Về lí luận, từ quan điểm tiếp cận hệ thống, có thể xem xét khái niệm luật đầu tư theo hai mức độ: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khái niệm Luật đầu tư theo nghĩa rộng

Theo nghĩa rộng, luật đầu tư bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư. Các quan hệ đầu tư trải rộng trên nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh vực của quá trình tổ chức và triển khai hoạt động đầu tư, trong đó cơ bản phải kể đến là: quan hệ giữa Nhà nước với nhà đầu tư trong quản lý hoạt động đầu tư; quan hệ giữa các nhà đầu tư với nhau (trong hợp tác kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu); quan hệ giữa nhà đầu tư (với tư cách chủ sở hữu cơ sở kinh doanh) và người quản lý cơ sở kinh doanh; quan hệ giữa nhà đầu tư và các chủ thể khác (trong sử dụng đất, thuê lao động, trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…). Các quan hệ này có sự khác nhau nhất định về cả tính chất nội dung và thành phần chủ thể. Với đối tượng điều chỉnh như vậy, luật đầu tư là hệ thống các quy tắc xử sự, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư. Từ quan điểm truyền thống của lí luận pháp luật ở Việt Nam, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, bao gồm các quy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (như luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, luật đất đai, luật tài chính, luật hình sự, luật môi trường…). Nói cách khác, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, chứa đựng quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khái niệm Luật đầu tư theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh – một bộ phận của các quan hệ thương mại. Các quan hê đầu tư kinh doanh phát sinh trong quá trình các nhà đầu bỏ vốn bằng các loại tài sản khác nhau để tạo lập cơ sở tiến hành các hoạt động đầu tư (bao gồm chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư). Theo nghĩa này, có thể định nghĩa:

Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã với nhau (trong hợp tác kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu); quan hệ giữa nhà đầu tư (với tư cách chủ sở hữu cơ sở kinh doanh) và người quản lý cơ sở kinh doanh; quan hệ giữa nhà đầu tư và các chủ thể khác (trong sử dụng đất, thuê lao động, trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…). Các quan hệ này có sự khác nhau nhất định về cả tính chất nội dung và thành phần chủ thể. Với đối tượng điều chỉnh như vậy, luật đầu tư là hệ thống các quy tắc xử sự, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư. Từ quan điểm truyền thống của lý luận pháp luật ở Việt Nam, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, bao gồm các quy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (như luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, luật đất đai, luật tài chính, luật hình sự, luật môi trường…). Nói cách khác, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, chứa đựng quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư.

Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh – một bộ phận của các quan hệ thương mại. Các quan hệ đầu tư kinh doanh phát sinh trong quá trình các nhà đầu bỏ vốn bằng các loại tài sản khác nhau để tạo lập cơ sở tiến hành các hoạt động đầu tư (bao gồm chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư). Theo nghĩa này, có thể định nghĩa:

Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.

Với cách hiểu về đầu tư kinh doanh như đã phân tích, luật đầu tư là một bộ phận và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận cấu thành khác của luật thương mại. Theo logic đó, các quy định nguyên tắc chung trong pháp luật dân sự và luật thương mại có ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung của luật đầu tư. Nội dung của luật đầu tư thể hiện sự tiếp tục phát triển các quy định của luật dân sự và luật thương mại phù hợp với tính chất của hoạt động đầu tư kinh doanh. Nếu như các quy định trồng pháp luật dân sự truyền thống là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong trạng thái “tĩnh” thì luật đầu tư, với tư cách là một chế định của luật thương mại, là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong trạng thái “động”.

Các chế định của luật thương mại có sự khác nhau nhất định về chức năng và nội dung cụ thể. Chế định thương nhân quy định các vấn đề về tổ chức (thành lập, quản trị, tổ chức lại, giải thể) cùa các hình thức thương nhân, mà chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp. Chế định mua bán hàng hoá và cung cấp dịch thương mại, với chức năng cơ bản là đảm bảo sự tự do và bình đẳng trong giao lưu thương mại, quy định các vấn đề về hình thức và nội dung của quan hệ mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong thương mại. Trong khi đó, luật đầu tư quy định những vấn đề pháp lý cho các hoạt động chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Với chức năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư có nội dung chủ yếu là các quy định về những vấn đề sau:

    Hình thức đầu tư;

    Lĩnh vực và địa bàn đầu tư;

    Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

    Quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư;

    Bảo đảm, khuyến khích và ưu đãi đầu tư;

    Quản lý nhà nước về đầu tư.

Việc phân biệt phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư là một chỉnh thể thống nhất. Các bộ phận cấu thành pháp luật về đầu tư, dù được xác định trên nguyên tắc nào, luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau về mặt nội dung.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết “Luật đầu tư là gì? Khái niệm Luật đầu tư” được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết “Luật đầu tư là gì? Khái niệm Luật đầu tư” có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here