Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

0
56
Đánh giá post

Quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản. Pháp Luật Quyền tác giả phân biệt hai loại quyền có này thời gian bảo hộ khác nhau.

 

Tùy thuộc vào tính chất cũng nhưng ảnh hưởng của quyền đối với lợi ích của tác giả và lợi ích của xã hội, Hai loại quyền (quyền nhân thân và quyền tài sản) có thời gian bảo hộ khác nhau.

1- Các quyền được bảo hộ vô thời hạn

Tác phẩm là sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, tinh thần của tác giả ra thế giới bên ngoài. Mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm ràng buộc bởi sợi dây tinh thần. Lý luận về quyền nhân thân xác định đó là quyền luôn găn liền với tác giả, thậm chí khi họ chết đi hay đã chuyển giao quyền tác giả cho người khác thì các quyền này vẫn không tách rời tác giả.

Do đó, pháp luật ghi nhận quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể dịch chuyển, bao gồm:

[i] quyền đặt tên cho tác phẩm;

[ii] quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác giả công bố, sử dụng;

[iii] quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Lưu ý: Riêng quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm – thuộc nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với việc thực hiện các quyền tài sản; do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như quyền tài sản.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

2- Các quyền được bảo hộ có thời hạn

Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm:  [i] Quyền nhân thân có thể chuyển dịch. Đó là quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm); [ii] Các quyền tài sản.

Thời hạn bảo hộ các quyền này do pháp luật quốc ggia quy định nhưng theo Công ước Berne thì thời hạn này tối thiểu là 50 năm, tính từ thời điểm kết thúc năm mà tác giả qua đời. Cách tính thời hạn bảo hộ này còn đươc gọi là “thời hạn bảo hộ theo đời người’.

Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 27 Luật Sở Hữu Trí tuệ Việt Nam hiện hành, thời hạn bảo hộ đối với quyền công bố tác phẩm và các quyền tải sản là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm (50) năm tiếp theo năm tác giả mất. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Việc pháp luật quy định thời gian bảo hộ quyền tác giả là năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế quyền tác giả cho những người thừa kế của họ. Khi chủ sở hữu quyền tác giả chết, quyền tác giả cũng là một loại di sản thừa kế và được dịch chuyển cho người thừa kế của tác giả theo quy định tại BLDS năm 2015. Theo đó, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền lập di chúc để định đoạt quyền tác giả cho người thừa kế. Nếu không có di chúc, quyền tác giả được dịch chuyển theo quy định pháp luật.

Các quyền tác giả được để lại thừa kế: [i] Quyền nhân thân có thể chuyển dịch. Đó là quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm); [ii] Các quyền tài sản.

Tuy nhiên, pháp luật còn quy định về việc một số tác phẩm có thời hạn bảo hộ ngắn hơn căn cứ vào thời điểm công bố tác phẩm, đó là: [i] tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng; [2] tác phẩm khuyết danh. 

Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các tác phẩm này có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp tác phẩm đó chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời bảo hộ làm một trăm (100) năm.

Đối với tác phẩm khuyết danh – tác giả không đứng tên trên tác phẩm hoặc có ký hiệu nhưng không đủ xác định chính xác tác giả, trong thời hạn bảo hộ trên, người được hưởng quyền tuyệt đối là nhà nước; trong trường hợp cá nhân, tổ chức quản lý tác phẩm đó thì cá nhân, tổ chức đó được hưởng quyền đối với tác phẩm cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu

Bài viết được tham khảo trong Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

Bài viết Thời hạn bảo hộ quyền tác giả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here