Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

0
73
5/5 - (1 bình chọn)

Công ty cổ phần (CTCP) thuộc mỗi quốc gia khác nhau sẽ cố gắng xây dựng và áp dụng cách thức quản trị công ty theo cách phù hợp với lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị về khuôn khổ luật pháp của quốc gia đó. Vì vậy, không thể khẳng định loại mô hình quản trị công ty nào tốt nhất mà chỉ có thể xem xét sự tối ưu của nó khi đặt trong bối cảnh cụ thể. Theo Luật Doanh nghiệp Việt nam hiện hành, công ty cổ phần có 2 mô hình quản trị công ty mà có thể lựa chọn.

1- Khái quát về mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt nam.

Công ty cổ phần có thể lựa chọn một trong hai mô hình quản trị công ty, như sau:

[a] Mô hình 1 bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Ban kiểm soát là không bắt buộc nếu công ty dưới 11 cổ đông và cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần.

Mô hình quản trị này tương tự như mô hình hội đồng hai tầng – mô hình kiểu Đức. Theo mô hình Hội đồng quản trị hai tầng – mô hình kiểu Đức, chức năng giám sát và chức năng điều hành được tách riêng. 

Ở Đức, việc quản lý điều hành CTCP được chia cho cơ quan Hội đồng giám sát và Hội đồng quản lý (hoặc Ban quản lý). Hội đồng giám sát có thành viên do Đại học đồng cổ đông bầu và người lao động cũng bài người đại diện của hộ cho Ban kiểm soát. Ban quản lý sẽ do Hội đồng giám sát bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát

Ở Việt Nam, tuy nhiên, Ban Kiểm soát lại không giống với Hội đông giám sát của cấu trúc hội đồng hai tầng. Ví dụ như Ban Kiểm soát tại CTCP của Việt Nam cơ bản có chức năng giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị, trong khi Hội đồng giám sát của Đức còn có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên bộ máy quản, lý tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp

[b] Mô hình 2 bao gồm Đại học đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Với mô hình này, ít nhất 20% thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Trước Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần ở Việt Nam chỉ sử dụng duy nhất mô hình 1. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty cổ phần có thêm sự lựa chọn mô hình quản trị công ty (mô hình 2). Mô hình 2 tương tự như mô hình tầng, phổ biến ở các nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật (Mỹ, Anh). 

Mô hình quản trị công ty ở Anh – Mỹ nhấn mạnh đến lợi ích của các cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu tất cả các thành viên của Hội đồng quản trị (Hội đồng giám đốc); và Hội đồng quản trị thực hiện công việc kiểm soát quan trọng nhất, có thể nói rằng mọi quyền lực và vấn đề công ty nằm trong tay cơ quan này. Hội đồng quản trị bao gồm các giám đốc điều hành và các giám đốc không điều hành chiếm phần lớn. Giám đốc điều hành hầu hết là nhà quản lý chuyên nghiệp và thường không phải là người sáng lập hoặc cổ đông chính. Còn giám đốc không điều hành thường là người có năng lực chuyên môn sâu,sẽ đảm nhiệm việc xem xét, đánh giá độc lập về các quyết định quản trị của Hội đồng giám đốc và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành. 

Theo pháp luật Việt Nam, mô hình 2 không có Ban kiểm soát, mà có Ủy ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng quản trị và các thành viên độc lập Hội đồng quản trị.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài

2- So sánh hai mô hình quản trị công ty tại Việt Nam

Nhìn chung, các vấn đề cơ bản như vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn đề khác liên quan đến cơ quan Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/ Tổng giám đốc là như nhau ở hai mô hình quản trị công ty này tại Việt Nam. 

Điểm khác nhau giữa hai mô hình quản trị này là cơ chế giám sát. Theo đó, Ban kiểm soát là độc lập giám sát với Hội đồng quản trị nên mối quan hệ giữa ban kiểm soát và Hội đồng quản trị là mối quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu giám sát; trong khi đó, Ủy ban kiểm toán lại không tách biệt với HĐQT mà là cơ quan trực thuộc, phụ thuộc vào Hội đồng quản trị.

Về Ban kiểm soát trong mô hình quản trị Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/ Tổng giám đốc, và Ban kiểm soát. Thấy rằng bản chất của việc độc lập ban kiểm soát chính là đảm bảo sự thận trọng và minh bạch trong quá trình giám sát hoạt động quản lý điều hành của Hội đồng quản trị và ban điều hành.

Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Ban kiểm soát cũng tương đối đầy đủ và nâng cao hơn được địa vị pháp lý và tính độc lập của Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị và ban quản lý điều. Ban kiểm soát là đại diện quyền lợi của cổ đông doanh nghiệp nên sẽ báo cáo cho đại hội cổ đông và khi phát hiện những sai phạm, chưa tốt thì kiến nghị để doanh nghiệp đưa ra công cụ giải quyết kịp thời. 

Tuy nhiên, Ban kiểm soát theo pháp luật Việt Nam vẫn còn hạn chế, đó là: Tính độc lập của Ban kiểm soát chưa thật sự được đảm bảo khi quy định “không phải là người có quan hệ gia đình của ….” và “không nhất thiết phải là người lao động” còn khá lỏng lẻo. Điều này chưa bắt buộc thành viên BKS phải là người ngoài, độc lập với công ty và người lao động thuộc Ban kiểm soát. Trong khi mô hình quản trị ở Đức, Hội đồng giám sát phải cố 1/3 thành viên là đại diện người lao động (công ty có ít hơn 50 nhân viên) và ½ thành viên là đại diện lao động (công ty có 2000 lao động trở lên). Như vậy mới đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan.

Thực tiễn cho thấy rằng ở không ít công ty, ban kiểm soát bị vô hiệu hóa, thậm chí là người “tiếp tay” cho hội đồng quản trị, tổng giám đốc/ giám đốc có những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ hoặc ban kiểm soát chỉ mang tính hình thức, chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của luật,nên không mang lại hiệu quả cao. 

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa

Về Ủy ban kiểm toán trong mô hình quản trị có Ủy ban kiểm toán trưc thuộc Hội đồng quản trị. Cơ chế kiểm soát được xây dựng ngay trong cơ cấu của Hội đồng quản trị.

Theo thông lệ, việc thiết lập ủy ban kiểm toán nằm trong Hội đồng quản trị được khuyến khích. Trong bộ các thông lệ thực hành tốt về quản trị công ty đưa ra bởi Ủy ban Cadbury, đã trực tiếp chỉ ra rằng Ủy ban kiểm toán đóng vai trò tiên quyết trong việc đảm bảo tính độc lập và chất lượng của kiểm toán. Ủy ban kiểm toán với các thành viên độc lập được đặt yêu cầu chuyên môn về lĩnh vực tài chính, kiểm toán cao sẽ mang lại các giá trị cho doanh nghiệp liên quan đến báo cáo tài chính, quản lý rủi ro và rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo thông tin tài chính tin cậy đến cổ đông.

Theo Điều 161, Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên và chủ tịch của Ủy ban kiểm soát đều là thành viên độc lập Hội đồng quan trị nên  họ có thể thực hiện việc kiểm tra giám sát mà không chịu các sức ép.

Bên cạnh đó, mô hình có cơ chế giám sát thuộc Hội đồng quản trị sẽ thuận lợi cho công ty tôt chức bộ máy quản lý và giám hơn, hạn chế được khuyết điểm là đưa ra quyết định chậm của mô hình tách bạch vai trò điều hành và vai trò giám sát bởi vị thế của Ủy ban kiểm soát đảm bảo họ được tiếp xúc thường xuyên với các thông tin của doanh nghiệp hơn.

Tuy nhiên, việc Ủy bản toán trực thuộc Hội đồng quản trị trực có thể dễ dàng thao túng Ủy ban kiểm soát. Bên cạnh đó, mô hình quản trị này mới được ghi nhận và quy định từ Luật Doanh nghiệp 2014 nên vẫn còn chưa chi tiết nên việc áp dụng trên thực tiễn ở Việt Nam là chưa phổ biến.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết “Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết “Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here