Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

0
49
Đánh giá post

Những năm gần đây, nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh rất phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng. Vậy nhượng quyền thương mại có ưu điểm và nhược điểm gì?

Phụ lục bài viết

1- Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

[a] Ưu điểm đối bên nhận nhượng quyền

Ưu điểm 1: Giảm thiểu rủi ro khi gia nhập tham gia thị trường. 

Thực tiễn cho thấy, việc gia nhập cũng như mở rộng thị trường kinh doanh thường đi kèm rủi ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ, đặc biệt là với những người mới bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, không có kinh nghiệm và phải mất rất nhiều thời gian để có thể học hỏi được những đặc trưng và kinh nghiệm cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại thì bên nhận nhượng quyền sẽ được đào tạo, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và bí quyết thành công mà bên nhượng quyền đã học hỏi và tìm ra trước đó.

Bên nhận quyền không phải tốn khoảng thời gian ban đầu cho tìm ra cách thức hiệu quả và ít tổn hại nhất cho hoạt động kinh doanh.

 Ưu điểm 2: Thâm nhập thị trường nhanh

Bên nhận nhượng quyền không cần mất thời gian để xây dựng thương hiệu mà được sử dụng thương hiệu đã nổi tiếng của bên nhượng quyền.

Đối với một thực thể kinh doanh, xây dựng thương hiệu là một vấn đề rất quan trọng bởi thương hiệu của một thực thể kinh doanh là lợi thế của họ cạnh tranh của họ. Việc nhượng quyền khiến họ sử dụng sẵn thương hiệu nội tiếng như vậy chủ cửa hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn và có được lợi thế cạnh tranh cao hơn đối với đối thủ kinh doanh mặt hàng tương tự.

 Ưu điểm 3: Tận dụng được nguồn lực có sẵn.

Bên nhận quyền chỉ cần phải tập trung cho hoạt động kinh doanh và duy trì hoạt động này còn việc xây dựng thương hiệu, chiến lược quảng cáo, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh,v.v sẽ được bên nhượng quyền trực tiếp đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, nhượng quyền thương mại giúp cho bên nhận quyền có được những lợi thế cạnh tranh về giá cả, chi phí do nhận được những lợi ích về mặt tài chính từ bên nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ nhận được những ưu đãi về giá cả khi nhập nguyên liệu đầu vào cho hoạt động kinh doanh. Khi trên thị trường có sự khan hiếm về nguồn hàng thì bên nhượng quyền thường phải ưu tiên phân phối nguyên liệu cho bên nhận quyền để bên này duy trì được hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định được đầu vào, tranh được những tổn thất khi gặp phải biến động trong thị trường. Ngoài ra, những chi phí từ hoạt động quảng cáo và địa điểm kinh doanh và các điều khoản sẽ được giảm đi do thương hiệu mà bên nhượng quyền đem lại.

Ưu điểm 4: Dễ dàng tiếp cận huy động vốn kinh doanh.

Bên nhận quyền có thể vay vốn dễ dàng hơn từ tổ chức tín dụng. Chủ thương hiệu nhượng quyền thường đóng vai trò là cầu nối giúp bên nhận quyền vay vốn từ tổ chức tín dụng hoặc chính mình đứng ra cho vay nhằm hỗ trợ cho bên nhận quyền. Do thương hiệu của bên nhượng quyền đem lại nên bên nhận quyền có thể có những ưu đãi như số tiền vay vốn nhiều hơn, lãi suất thấp hơn và thời gian vay vốn dài hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Ưu điểm đối với bên nhượng quyền

Ưu điểm 1: Mở rộng thị trường, mở rộng thị trường kinh doanh nhanh chóng.

Nhượng quyền thương mại giúp giảm khó khăn về vốn trong việc mở rộng thị trường. Vốn là một vấn đề quan trong khi muốn mở rộng thị trường kinh doanh, nhưng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại thì người bỏ vốn không phải là bên nhượng quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh bằng đồng vốn của người khác và giảm chi phi cho việc mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.

Khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có thể mở rộng thị trường kinh doanh ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng không chỉ ở trong nước mà còn có thể diễn ra ở nước ngoài. Do đó, các chủ thể hoàn toàn có thể tìm được các thị trường mới, từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Ưu điểm 2: Đồng thời, thúc đẩy quảng bá thương hiệu.

Khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có thể tạo được lợi thế cạnh tranh trong việc quảng cáo, xây dựng thương hiệu của mình. Việc thương hiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi giúp cho khách hàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm mà chủ thể cung cấp. Ngoài ra, chi phí quảng cáo được trải rộng cho nhiều cửa hàng cho nên chi phí này tính trên một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp cho bên nhượng quyền tiến hành một chiến dịch quảng cáo lớn. Từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

Ưu điểm 3: Tăng thêm thu nhập cho bên nhượng quyền.

Bên nhượng quyền có thể kiếm thêm được thu nhập từ tiền phí để nhượng quyền thương mại; tiền nhập nguyên liệu, mua sản phẩm từ bên nhận chuyển nhượng.

2- Nhược điểm của nhượng quyền thương mại.

[a] Đối với bên nhận nhượng quyền

Nhược điểm 1: Phát huy tính sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền sẽ cần tuân theo một các khuôn khổ các quy định đặt ra từ bên nhượng quyền. bên cạnh đó, do nhận đã được nhận các kỹ năng, kinh nghiệm trong điều hành quản lý hoạt động doanh nghiệp nên khiến tính sáng tạo, đổi mới, đúc kết từ trải nghiệm thực tế kinh doanh của bên nhận chuyển nhượng có thể bị giảm thiểu.

Nhược điểm 2: Nguồn lực có sẵn của bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được yêu cầu bên chuyển nhượng đưa ra.

Bên nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với bên nhận quyền. Khi tiến hành hoạt động nhượng quyền, bên nhận quyền phải tiến hành kinh doanh theo mô hình chung của bên nhận quyền. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình còn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực con người cũng như đặc điểm của từng khu vực, cho nên rất có thể hoạt động của bên nhận quyền sẽ bị ảnh hưởng từ vấn đề này.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

Nhược điểm 3: Gặp vấn đề về cạnh tranh với các bên nhận nhượng quyền khác.

Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh, của các bên nhận nhượng quyền khác trong cùng hệ thống. Ví dụ: sự bùng nổ. Khi khả năng cạnh tranh của bên nhượng quyền thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh và các bên nhượng quyền khác cùng hệ thống, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền, từ đó làm ảnh hưởng tới thu nhập của họ.

Ví dụ về câu chuyện nhượng quyền Mixue: Bên nhận nhượng quyền bỏ tiền tỷ mở cửa hàng vài chục m2, thu từng đồng 10 ngàn tiền lẻ, áp lực từ chính “đồng nghiệp” khi chuỗi phủ dày cả khu vực

Nhược điểm 4: Sự ảnh hưởng tiêu cực “dây chuyền” của hệ thống nhượng quyền.

Sự ảnh hưởng “dây chuyền” của hệ thống nhượng quyền, do tính chất thống nhất, đồng bộ của nhượng quyền thương mại nên rất dễ dẫn tới ảnh hưởng dây chuyền trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Chỉ cần một cửa hàng hay một bên nhận quyền gặp vấn đề thì có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhượng quyền do đó cũng ảnh hưởng tới lợi ích của bên nhận quyền mặc dù lỗi không thuộc về bên nhận quyền đó.

[b] Đối với bên nhượng quyền

Nhược điểm 1: Sự duy trì kiểm đối với bên nhận nhượng quyền.

Người nhượng quyền phải chia sẻ các bí mật kinh doanh và kiến thức chuyên môn. Khi hợp đồng chuyển nhượng chấm dứt, một số công ty nhận quyền sẽ lợi dụng kiến thức mới thu được để tiếp tục kinh doanh, thường là bằng cách thay đổi chút ít tên nhãn hàng hay thương hiệu của hãng chuyển nhượng. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Nhược điểm 2: Uy tín, thượng hiệu của hệ thống bị ảnh hưởng bởi “sai sót” của một bên nhận nhượng quyền.

Hoạt động kém hiệu quả của một bên nhận nhượng quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu trên thị trường. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, bên nhận quyền phải sử dụng thương hiệu, công thức của bên nhượng quyền, do đó, khi kinh doanh kém hiệu quả cũng như gặp phải những sai sót khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì khách hàng thường đánh giá đến uy tín của thương hiệu. Do đó, ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín của cả hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền.

Nhược điểm 3: Có thể phát sinh tranh chấp.      

Những tranh chấp pháp lý có thể tồn tại trong khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại hay sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa hai bên chấm dứt. Trong trường hợp một bên thực hiện sai nghĩa vụ hay bên nhận quyền tiến hành nhượng lại bí quyết, mô hình kinh doanh cho chủ thể khác có thể phát sinh những tranh chấp giữa các bên.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết “Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại” được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết “Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại” có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here