Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là gì?

0
62
Đánh giá post

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam là một vấn đề tuy không mới nhưng nhiều người chưa biết đến và còn nhầm lẫn với một số khái niệm khác.

1- Khái niệm tên thương mại

Theo quy định của các quốc gia trên thế giới và theo các điều ước quốc tế cơ bản có nội dung bao gồm:

– TTM là một tên gọi của doanh nghiệp, việc xác định thế nào là doanh nghiệp còn tùy thuộc pháp luật của từng quốc gia.

– TTM được doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong đó, hoạt động của doanh nghiệp đa dạng, phụ thuộc vào pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp do pháp luật quốc gia quy định.

– TTM có tác dụng xác định một chủ thể kinh doanh và phân biệt chủ thể kinh doanh mang TTM đó với chủ thể kinh doanh khách trong một phạm vi hoạt động nhất định. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp để phát huy chức năng phân biệt của TTM rộng hay hẹp phụ thuộc hoàn toàn vào pháp luật của từng quốc gia, ở phạm vi rộng có thể là trên toàn quốc, hẹp hơn có thể giới hạn trong phạm vi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh,….) 

Theo khoản 21 Điều 4 Luật SHTT năm 2022 quy định “21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

TTM được sử dụng vào mục đích kinh doanh để xưng danh thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, hàng hóa sản phẩm, bao bì hàng hóa và quảng cáo. Hay có thể nói TTM là một tên gọi của doanh nghiệp.

Tuy nhiên có một số trường hợp quy định tại Điều 77 Luật SHTT 2022 không đảm bảo được yếu tố “có hoạt động kinh doanh“-là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động kinh tế đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

Theo khoản 2 Điều 130 Luật SHTT “Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa“. Như vậy, tên thương mại cũng là một loại chỉ dẫn thương mại được được quy định bởi luật SHTT bởi mục đích của tên thương mại nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh, hướng dẫn khách hàng và các chủ thể liên quan khác trong việc xác nhận hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó.

TTM có một số đặc điểm như sau:

– TTM là một loại tên gọi của doanh nghiệp

– TTM là một loại tài sản của doanh nghiệp

– Mục đích là để phân biệt các chủ thể kinh doanh

– Tên thương mại của doanh nghiệp không bị hạn chế về thời gian

TTM khác với tên doanh nghiệp, nó có thể là tên gọi của các nhân. Theo đúng tên gọi “tên doanh nghiệp” – là tên của doanh nghiệp được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, tức là tên gọi của pháp nhân. Tên thương mại rộng hơn cho cả tổ chức và các nhân trong hoạt động kinh doanh.

2- Khái quát về bảo hộ tên thương mại

[a] Điều kiện về bảo hộ tên thương mại

Tên gọi của các chủ thể kinh doanh chỉ được coi là TTM và các chủ thể này được hưởng các quyền chủ thể đối với TTM của mình khi đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện bảo hộ cụ thế. Căn cứ theo quy định tại Điều 76, 77, 78 của Luật SHTT, TTM muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Một là, TTM phải có tính phân biệt

Hai là, điều kiện bảo hộ của TTM cũng đơn giản hơn so với nhãn hiệu 

Ba là, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày TTM đó được sử dụng

Bốn là, quyền sở hữu công nghiệp đối với TTM theo quy định của pháp luật luật Việt Nam được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp TTM đó mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào.

Về mặt nguyên tắc, quyền đối với TTM mang tính không hạn chế về mặt thời gian. Điều đó có nghĩa là, sau khi đã xác lập quyền đối với TTM, chủ thể kinh doanh có thể sử dụng nó mà không bị bất kỳ một hạn chế nào về mặt thời gian khi mà chủ thể kinh doanh còn tồn tại và TTM còn thể hiện đúng hình thái tổ chức chủ thể đó. Trường hợp địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh thay đổi do quá trình hoạt động như chia, tách, sáp nhập thì những thay đổi đó cần được đưa vào TTM để đảm bảo tính hiệu lực liên tục của TTM. Quyền đối với TTM sẽ chấm dứt khi chủ thể kinh doanh chấm dứt sự tồn tại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Bản chất quyền đối với TTM là khả năng bảo đảm cho chủ thể tham gia vào các giao dịch dưới TTM của mình. Trên cơ sở đó một đặc trưng quan trọng của chế độ pháp lý đối với TTM là quyền đối với tên thương mại mang tính chất đặc quyền. Chủ thể có độc quyền khai thác TTM của mình với điều kiện việc khai thác đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thương mại có các quyền cơ bản như:

– Quyền sử dụng TTM

– Quyền định đoạt

– Bên cạnh những quyền tài sản trên, chủ sở hữu tên thương mại có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm, ví dụ như: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại.

[c] Vai trò của tên thương mại

Trong hoạt động thương mại, thương nhân thông qua TTM để tiếp cận thị trường và giao dịch thương mại.

Thứ nhất: Duy trì hoặc tạo thêm thị phần trên thị trường

Sự nổi tiếng tạo ra sự bền vững về thị thế và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra sự linh hoạt chủ động của chủ sở hữu trong kinh doanh. Bảo hộ TTM tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng hóa một cách có hiệu quả trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình, bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế

Thứ hai: Mang lại giá trị kinh tế

Hàng hóa mang TTM nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang TTM xa lạ.  Ngoài ra một TTM mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn.

Thứ ba: Tạo uy tín đối với đối tác

TTM nổi tiếng sẽ mang đến dấu ấn tốt đối với các bạn hàng, để rồi khi nói đến sản phẩm của mình, người ta sẽ biết ngay đến những lợi ích của sản phẩm dựa trên uy tín của doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đó.

Thứ tư: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chất lượng

Chức năng kinh tế của TTM là chúng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chất lượng sản phẩm sao cho hàm ý tích cực của TTM sẽ được khẳng định bằng kinh nghiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ.

Thứ năm: Vai trò của TTM đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng luôn phải đối mặt với vấn đề lựa chọn những sản phẩm giống nhau được cung cấp ra thị trường nhưng lại không có đủ thông tin về đặc tính và chất lượng của sản phẩm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here