Các hình thức nhượng quyền thương mại

0
65
asian corporate people meeting in office discussing business using laptop computer.
Đánh giá post

Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh đang rất phổ biến là lan rộng ở khắp nơi trên thế giới. Vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu, các hình thức nhượng quyền thương mại hiện nay.

1- Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại được định nghĩa “là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó, bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: Bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên, bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình” – Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế (IFA)

2- Các hình thức nhượng quyền thương mại

Có thể phân loại nhượng quyền thương mại theo những cách sau:

[a] Theo bản chất hoạt động

Dựa theo bản chất hoạt chất hoạt động, nhượng quyền thương mại được chia thành: Nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền công thức kinh doanh.

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm

Trong hình thức nhượng quyền này, mối quan hệ giữa hai chủ thể là bên nhận quyền và bên nhượng quyền có  điểm tương đồng với mối quan hệ giữa chủ sản xuất và nhà phân phối.

Bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền.

Tuy nhiên, Bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên nhượng quyền ngoại trừ việc được phép sử dụng thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định.

Bên nhận quyền sẽ quản lý, điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc bởi những quy định của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản chi phí gọi là phí nhượng quyền.

Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm này thường được áp dụng đối với các các ngành kinh doanh xe hơi, nước giải khát, kinh doanh xăng dầu,…

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

  • Nhượng quyền công thức kinh doanh

Hình thức nhượng quyền này có đặc điểm, bên nhận quyền ngoài việc bán hàng hóa, dịch vụ với thương hiệu của bên nhượng quyền còn được giao cả bí quyết sản xuất, bí quyết kinh doanh, công thức chế biến, cách thức điều hành quản lý của bên nhượng quyền.

Mối liên hệ và hợp tác giữa bên nhượng quyền và bên nhân quyền rất chặt chẽ và liên tục. Bên nhượng quyền có thể hỗ trợ cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh như: hỗ trợ đào tạo, tiếp thị quảng cáo, phân phối và các dịch vụ hậu mãi. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền, có thể là khoản trọn gói một lần hay là khoản phí hàng tháng hoặc có thể cả hai khoản phí nêu trên tùy theo cách thức tiến hành và thỏa thuận giữa các bên. Khoản phí này tùy vào uy tín thương hiệu, sự thỏa thuận và chủ trương của chủ thương hiệu. Hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh được xem là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay.

Về bản chất của hình thức nhượng quyền quyền này là bên nhận quyền kinh doanh bằng hiệu quả của hệ thống hay là tập hợp các yếu tố vô hình mà không tập trung vào hiệu quả của một sản phẩm cụ thể nào đó do bên nhượng quyền cung cấp. Sản phẩm chủ lực đó vẫn luôn là một thành phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống mà các bên nhượng quyền triển khai.

Hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh thường được áp dụng trong các lĩnh vực kinh doanh đồ ăn, nhà hàng,…

[b] Theo hình thức hoạt động

Dựa theo hình thức hoạt động, nhượng quyền kinh doanh bao gồm các hình thức: Đại lý nhượng quyền thương mại độc quyền, nhượng quyền phát triển khu vực và nhượng quyền riêng lẻ.

  • Đại lý nhượng quyền thương mại độc quyền

Hình thức nhượng quyền thương mại này mang tính quốc tế. Theo đó, bên nhận quyền và bên nhượng quyền ở hai quốc gia khác nhau).

Bên mua được phép độc quyền kinh doanh và phân phối hàng hóa tại một địa điểm nhất định. Đổi lại, bên mua phải trả một khoản phí ban đầu thương cao hơn nhiều so với hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ.

Tuy nhiên, trong hình thức này thì bên nhận quyền có thể nhượng quyền cho bên thứ ba dưới hình thức bán lẻ để mở thêm cửa hàng nằm trong khu vực mà họ đã thỏa thuận.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

  • Nhượng quyền phát triển khu vực

Đối với hình thức này, bên nhận quyền được phép mở rộng và điều hành một số đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba.

Để được độc quyền trong một khu vực nhất định thì bên nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu tương đối cao, đồng thời phải cam kết số lượng của hàng phát triển theo đúng tiến độ đã được thỏa thuận trước đó. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì bên nhận quyền sẽ bị mất ưu tiên vị trí độc quyền.

  • Nhượng quyền riêng lẻ

Là hình thức phổ biến nhất và được áp dụng với những quốc gia nằm trong một khu vực và chủ thương hiệu không có nhu cầu nhượng quyền thương mại nhiều.

Tốc độ phát triển thì hình thức nhượng quyền này không bằng hai thức thức trên, nhưng bên nhượng quyền có thể kiểm soát chất lượng, hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Tuy nhiên, điều này cũng bắt buộc bên nhượng quyền phải có một hệ thống quản lý phải chuyên nghiệp và đồ sộ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết “Các hình thức nhượng quyền thương mại ” được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết “Các hình thức nhượng quyền thương mại ” có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here