Trong một trận thi đấu bóng đá, trọng tài là một trong những nhân tố nắm giữ vai trò chính quyết định, điều khiển trận đấu bằng còi trọng tài, đảm bảo tính công bằng, đúng đắn của một trận đấu. Có thể nói, người nắm giữ chiếc còi cũng chính là người có quyền lực cao nhất trên sân.Dưới đây là bài viết tổng hợp về quy định của tiếng còi trọng tài cần lưu ý, quy định về kí hiệu tay của trọng tài, trợ lý trọng tài và một số lưu ý quan trọng về vị trí đứng và trong các tình huống ” bóng chết.”
Có thể nói, trong một trận thi đấu bóng đá tiếng còi trọng tài như một phương tiện, công cụ giao tiếp, kết nối giữa trọng tài và các cầu thủ. Ngoài ra, tiếng còi trọng tài còn giữ vai trò như một hiệu lệnh, ký hiệu nhằm giúp trọng tài có thể kiểm soát tình hình, theo dõi trận bóng đá một cách sát sao, chặt chẽ hơn.
Trong Luật Bóng Đá từ sau khi tiếng còi trọng tài được áp dụng cho đến năm 2007, chiếc còi đóng vai trò như một vật bất li thân của người trọng tài, không thể thiếu trong mọi giải thi đấu bóng đá. Khi tiếng còi trọng tài vang lên bắt buộc các cầu thủ trên sân bóng phải lập tức dừng lại, hoặc bắt đầu một cú phát bóng mới. Hoặc tiếng còi trọng tài vang lên khi giữa các cầu thủ có sự va chạm, đụng độ lẫn nhau.
Quy định về ký hiệu tay của trọng tài, trợ lý trọng tài
Các trọng tài đóng vai trò như một người giám sát, kiểm soát tình hình, diễn biến trận đấu. Bên cạnh tiếng còi trọng tài là công cụ giao tiếp với các cầu thủ, các trọng tài sẽ có quy định chung về các ký hiệu tay để thay thế cho lời nói, còi trọng tài, nhằm giúp điểu khiển Các trận đấu, đây là một quy định chung trên sân bóng mà bắt buộc người trọng tài hay cầu thủ nào cũng cần chú ý nắm rõ.
Trọng tài chính là người nắm quyền lực cao nhất trên một trận thi đấu bóng đá, họ trực tiếp điều khiển, kiểm soát tình hình chung và ra quyết định cho hầu hết mọi tình huống trên sân. Ngoài việc sử dụng tiếng còi trọng tài như một phương tiện giao tiếp, các ký hiệu tay cũng hết sức quan trọng.
Tay chỉ về hướng hưởng lợi thế
Sau khi dứt tiếng còi trọng tài, trọng tài sẽ đưa thẳng hai tay song song về trước, tức có ý chỉ về phía mục tiêu của đội có lợi thế hơn. Đội được hưởng lợi thế chỉ trong trường hợp khi đội đối thủ phạm phải lỗi nhỏ nào đó. Vậy nên, thay vì dừng lại và để đảm bảo nhịp thi đấu vẫn được diễn ra suôn sẻ thì trọng tài sẽ cho phép tiếp tục thi thấu và ra tín hiệu cho đội được hưởng lợi thế.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp đội bóng phạm lỗi nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo tính công bằng trọng tài sẽ thổi còi và lập tức cho dừng trận đấu, và ra quyết định cho đội phạm lỗi phải đá một quả phạt cố định.
Thổi còi trọng tài và đưa tay chỉ về phía trước
Đây là tiếng còi trọng tài báo hiệu cho một quả đá phạt trực tiếp. Trọng tài sẽ thổi còi và chỉ tay về phía trước nhưng không theo một hướng cụ thể, hướng chỉ tay của trọng tài sẽ hướng về phía đội bóng được hưởng quả đá. Đây là tín hiệu phổ biến nhất rất thường xảy ra trong các giải thi đấy, tình huống này sẽ xảy ra khi một cầu thủ của đội bóng nào đó, không giữ vai trò thủ môn nhưng có hành động chạm bóng bằng tay.
Thổi còi trọng tài và chỉ tay lên trời.
Đây là ám chỉ cho một cú đá phạt gián tiếp.
Ngoài ra, động tác này còn được để giải thích, ra tín hiệu cho đội nào được hưởng quả phạt. Và để làm gì, các trọng tài cũng sẽ giơ tay lên không trung trong vài giây. Một lưu ý nhỏ là, đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp sẽ có điểm khác nhau là cầu thủ không được phép sút vào khung thành. Trong một trận đá gián tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi quả bóng không chạm vào người khác Nếu ghi trên sân.
Thổi còi trọng tài và chỉ tay vào dấu chấm phạt đền
Đây thường là một tiếng còi dài, tín hiệu nhằm ám chỉ rằng một đội sẽ được hưởng quả đá Penalty. Sau khi tiếng còi dài kết thúc, trọng tài sẽ trao quyền đá quả penalty cho đội tấn công khi bị phạm lỗi trong vòng cấm của đối phương. Khác với các quy định đá thông thường, trong tình huống này cầu thủ thực hiện đá penalty sẽ đối diện 1:1 với thủ môn từ chấm phạt đền.
Tay giơ lên thẻ vàng hoặc thẻ đỏ
Trọng tài sẽ giơ thẻ vàng hay thẻ đỏ tùy thuộc vào mức độ phạm lỗi của cầu thủ. Nếu cầu thủ nhận thẻ vàng, đó là ám chỉ cho một lời cảnh báo ở mức độ phạm lỗi nhẹ. Tuy nhiên, nếu cầu thủ nhận thẻ vàng đến lần thứ hai trong trận, cầu thủ bắt buộc phải rời sân ngay lập tức. Ta có quy định chung là, hai thẻ vàng sẽ bằng một thẻ đỏ.
Sau khi đưa ra chiếc thẻ mà cầu thủ phải nhận, trọng tài sẽ ghi lại vào sổ một cách tỉ mỉ và chi tiết về hành vi phạm lỗi của cầu thủ. Trường hợp nhận thẻ đỏ sẽ ứng với mức độ phạm lỗi nặng, nghiêm trọng. Thường sẽ xảy với các tình huống cầu thủ mâu thuẫn, đánh nhau trên sân.
Đưa bàn tay này chạm vào tay kia
Hành động bàn tay này chạm bàn tay kia của trọng tài cũng tức là ám chỉ cầu thủ đã để tay chạm vào bóng. Do đó trận đấu sẽ lập tức được dừng lại và buộc cầu thủ phải nhường bóng cho đối phương. Để tay chạm vào bóng là điều cấm kỵ trong mọi giải đấu, tệ hơn tọng tài sẽ có thể đưa ra quyết định thổi phạt penalty.
Tay vẽ hình chữ nhật trong không gian
Hành động này sẽ được thường sử dụng trong các trận đấu lớn như trong World Cup , hay gần nhất là trận đấu của Đội Tuyển Việt Nam tại giải tứ kết Asian Cup 2019 khi có sự xuất hiện của công nghệ VAR. trong tai tham khao var Khi trọng tài dùng 2 tay tạo một hình chữ nhật, đó là để tham khảo ý kiến từ tổ trọng tài VAR khi tình huống trên sân đang gây tranh cãi hoặc trọng tài không thể quan sát kỹ được. Hoặc trong trường hợp để ra tín hiệu một quả phạt penalty sau khi tham khảo VAR, trọng tài chính cũng sẽ vẽ một hình chữ nhật.
Các ký hiệu của trọng tài biên (Trợ lý trọng tài)
Trọng tài biên hay còn được gọi là trợ lý trọng tài, là một người được trao quyền để hỗ trợ trọng tài chính trong việc thực thi Luật bóng đá trong một trận đấu. Vị trí của họ thường sẽ cầm cờ và ở ngoài biên, tức là thuộc ngoài vạch kẻ trắng trên sân. Họ có trách nhiệm phải thường xuyên di chuyển để xác định, theo dõi tình huống phạt góc và ném biên hoặc hỗ trợ cho trọng tài chính ở một số tình huống.
Dùng cờ và chỉ vào góc
Trọng tài biên sẽ di chuyển xuống cờ góc bên sân và chỉ hướng cờ trên tay về xuống dưới tại vị trí góc để nhằm tín hiệu một quả đá phạt góc. Trọng tài sẽ không dùng còi trong suốt quá trình thi đấu, vì chỉ có trọng chính mới được quyền thổi còi. Trường hợp dẫn đến quả phạt góc là khi cầu thủ một đội đang tấn công thực hiện cú sút về khung thành nhưng hậu vệ đội kia làm chệch hướng bóng ra khỏi vạch cuối sân.
Phất cờ và chỉ sang một hướng khác
Khi bóng đi chệch khỏi hướng đường biên ngang, trọng tài biên sẽ di chuyển đến vị trí bóng và chỉ tay cầm cờ theo hướng ném biên. Khi một quả bóng vượt khỏi vạch đánh dấu trên sân sẽ được tính là đã ra khỏi đườg biên, đây là trường hợp rất hay xảy ra trong một trận thi đấu. Trường hợp nếu quả bóng chỉ còn một nửa, cuộc chơi vẫn sẽ được tiếp tục.
Chỉ cờ lên cao
Khi trọng tài biên hướng cờ lên cao tức là đang ám chỉ cho tình huống việt vị của một cầu thủ. Trong trường hợp này, trọng tài biên sẽ hướng cánh tay chỉ cờ vuông góc với mặt sân thi đấu.
Tạo hình chữ nhật với cờ
Khác với tạo hình chữ nhật của trọng tài chính, trọng tài biên sẽ tạo hình chữ nhật để nhằm báo tín hiệu dừng cuộc thi tạm thời khoảng thời gian ngắn từ trong 5 đến 10s. Trường hợp này thường xảy ra khi phía bên đội bóng muốn được xin đổi người ra sân.
Quy định về vị trí đứng của trọng tài
Ngoài hiểu rõ tiếng còi trọng tài và ký hiệu tay của trọng tài chính, trọng tài biên, vị trí đứng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để các trọng tài điều khiển tình hình diễn ra trên sân bóng. Vị trí đứng của trọng tài sẽ được chia ra làm hai trường hợp, đó là tình huống khi bóng trong cuộc và “Bóng chết”.
Vị trí của trọng tài khi bóng trong cuộc
Khu vực tốt nhất mà một quả bóng nên cố định chính là ở khoảng giữa trọng tài và trọng tài biên.
(i) Trọng tài biên nên đứng ở vị trí thuộc trong tầm mắt quan sát của trọng tài chính. Nên sử dụng hệ thống đường chéo rộng.
(ii) Trọng tài chính có thể lựa chọn vị trí đứng từ phía bên ngoài khu vực có bóng để thuận tiện trong việc quan sát trận đấu và theo dõi trọng tài biên.
(iii) Trọng tài không nên ở vị trí quá xa, phải di chuyển đủ gần để quan sát toàn bộ trận đấu và không gây cản trở.
(iv) Ngoài ra, trọng tài không chỉ để mắt đến các khu vực xung quanh bóng mà còn phải chú ý đến những tình huống sau:
Các cầu thủ có dấu hiệu tranh chấp ngoài khu vực tranh chấp bóng.
Các tình huống phạm lỗi có thể mắc phải trước hướng bóng đang di chuyển.
Các tình huống phạm lỗi có thể mắc phải khi bóng di chuyển đến nơi khác.
Vị trí của trọng tài khi “Bóng chết”
Tùy thuộc vào “vùng” được nhấn mạnh nhằm thể hiện mỗi vị trí trọng tài đứng mà trọng tài có thể tối ưu hóa nhận định, quan sát diễn biến và nắm bắt tình huống trên sân bóng. Vùng vị trí đứng này sẽ không cố định, nó tùy thuộc vào tình huống vào tại thời điểm liên quan mà có thể lớn hơn hơn hoặc nhỏ hơn.