Hiệp phụ là gì? Quy định để bắt đầu trận đấu bóng đá?

0
1176
Hiệp phụ là gì? quy định để bắt đầu trận đấu bóng đá?
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Đánh giá post
Trong các giải thi đấu bóng đá thường sẽ có trường hợp phát sinh thêm trận hiệp phụ hay có những phút bù giờ. Đây là khoảnh khắc các đội bóng mong đợi để quyết định thắng thua và đồng thời, cũng chính là yếu tố làm tăng thêm tính kịch tính và hấp dẫn của một trận đấu, các khán giả và người hâm mộ sẽ được thỏa mãn bằng những pha “thót tim”, giật gân kịch tính.Vậy, hiệp phụ là gì? Hiệp thi đấu chính thức là gì?Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/6: Chờ tuyển Việt Nam làm nên lịch
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Có thể nói, hiệp phụ chính là thời gian then chốt để các đội bóng tranh thủ nắm lấy cơ hội. Hiệp phụ trong tiếng Anh là Extra time. hay còn được gọi là bù giờ sau mỗi trận đấu chính thức được cố định là 90 phút.  Thông thường, thời gian bù giờ trong một trận đáu sẽ có hai hiệp, mỗi hiệp được tính là 15 phút, không có thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hiệp phụ chỉ xuất hiện tại những trận giải đấu nhận loại trực tiếp, quyết định phân thắng thua rõ ràng.

Quy định về bù giờ

Theo quy định ở Khoản 3, điều Luật VII, thời gian thi đấu bóng đá trong Quyết định 982-Quy định của Ủy Ban Thể Dục Thể Thao 2007 được Bộ trưởng – Chủ nhiệm của Ủy ban thể dục Thể thao ban hành. Trong đó, các trường hợp được phép bù giờ như sau:

Khoảng thời gian thi đấu chính thức bị thiếu hụt do thay thế cầu thủ.

Khoảng thời gian dùng để di chuyển, sơ cứu cho cầu thủ bị chấn thương.

Thời gian bù giờ cho những phút chết trong sân.

Khoảng thời gian để bù cho cú phạt đền.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác sẽ được phép bù giờ nếu có được sự chấp thuận của trọng tài.

Xem thêm các bài viết khác tại:Trọng tài. 

1 trận bóng đá bao nhiêu phút? Mỗi hiệp thi đấu bao lâu?
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về quả giao bóng trong hiệp phụ

Định nghĩa

Quả giao bóng thường được sử dụng thường xuyên trong mỗi trận thi đấu, nó đóng vai trò như sau:

  • Bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu.
  • Sau mỗi bàn thắng được tính là hợp lệ.
  • Bắt đầu hiệp hai của trận đấu.
  • Trong trường hợp có hiệp phụ riêng.
  • Ngoài ra, quả giao bóng còn được tính trực tiếp vào bàn thắng.

Thủ tục giao bóng

Trước khi thực hiện quả giao bóng để bắt đầu trận đấu hoặc hiệp phụ

Trọng tài sẽ quyết định đội nào có quyền chọn môn cầu để tấn công trong hiệp đầu bằng cách tung đồng xu.

Đội thắng sẽ được quyền đá giao bóng để bắt đầu trận đấu.

Đội được quyền chọn sân sẽ được đá giao bóng để bắt đầu hiệp hai của trận thi đấu.

Tuy nhiên, trong trận hai của cuộc thi, hai đổi sẽ đổi sân cho nhau và hướng tấn công cũng sẽ ngược lại so với hiệp ban đầu.

Giao bóng

Sau mỗi lần ghi bàn thắng hợp lệ, trọng tài sẽ cho phép đội thắng được giao bóng.

Tất cả cầu thủ của hai đội bóng đều phải đứng đúng vị trí khu vực sân của mình.

Đặc biệt, đội không được giao bóng cần lưu ý phải giữ khoảng cách với bóng, nên cách xa ít nhất là 9,15m, cho đến khi bóng được đá vào sân mình.

Quả bóng buộc phải đặt đúng vị trí giữa sân.

Trọng tài sẽ thổi còi ra hiệu.

Cầu thủ đá quả giao bóng không được phép chạm vào bóng lần thứ ha, trừ khi bóng phải được đá hoặc chạm vào bởi các cầu thủ khác.

Vi phạm và xử lý

Nếu cầu thủ thực hiện quả giao bóng có hành vi chạm lại quả bóng trước khi có cầu thủ khác chạm vào.

Đội đối phương sẽ có quyền thực hiện cú gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

Đối với bất kỳ vi phạm nào khác về quá trình tiến hành quả giao bóng: Quả giao bóng được thực hiện lại.

Cá độ giao bóng là gì? Kèo giao bóng trước là gì?
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về quả thả bóng trong hiệp phụ

Định nghĩa

Quả thả bóng như một hình thức để tiếp tục lại trận đấu sau khi phát sinh sự cố phải buộc tạm dừng giữa trận đấu.

Quy trình tiến hành quả thả bóng

Trọng tài sẽ thực hiện ngay tại vị trí tạm dừng của quả bóng. Ngoài ra, nếu có trường hợp bóng dừng tại khu vực bên trong cầu môn, trọng tài sẽ chọn một điểm gần nhất nơi bóng tạm dừng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, và thực hiện thả bóng. Trận đấu sẽ được tiếp tục lại chính thức ngay sau khi bóng tiếp đất.

Quy định 

Một đội bóng sẽ được thực hiện quyền đá phát bóng nếu xảy ra trường hợp quả thả bóng được một cầu thủ đá trực tiếp vào khung thành của đội mình.

Một đội bóng sẽ được hưởng quả phạt theo nếu quả thả bóng được một cầu thủ đá trực tiếp vào chính khung thành của đội mình.

Vi phạm và xử lý

Các trường hợp phải thực hiện thả bóng lại như sau:

Cầu thủ vô tình hay cố ý chạm vào bóng trước khi bóng tiếp xúc với mặt đất.

Sau khi thả bóng, bóng di chuyển vượt qua ngoài đường giới hạn của sân, mặc dù chưa một cầu thủ nào chạm vào bóng.

Quy định về quả phát bóng trong hiệp phụ

Định nghĩa

Trong hiệp phụ, quả phát bóng cũng được xem như là một hình thức để bắt đầu lại trận đấu.

Tuy nhiên, quả phát bóng sẽ được thực hiện trực tiếp vào cầu môn của đội đối thủ.

Quy định

Cầu thủ có quyền chọn một điểm bất kì, miễn là trong khu vực cầu môn (vòng 5,50 m), để thực hiện cú phát bóng.

Các cầu thủ đội còn lại phải đứng cách xa, ngoài vòng cấm địa cho đến khi bóng được đá vào cuộc.

Cầu thủ thực hiện quả phát bóng không được chạm vào bóng lần thứ hai, phải đợi đến khi bóng được chạm từ một cầu thủ khác.

Vi phạm và xử lý

Khi bóng được đá trực tiếp nhưng chưa ra khỏi vòng cấm địa, quả đá bóng sẽ được thực hiện lại một lần nữa.

Quả đá sẽ được thực hiện bởi một cầu thủ không phải là thủ môn khi:

  • Nếu sau khi bóng lăn vào cuộc, cầu thủ đá bóng vô ý chạm vào bóng lần thứ hai mà không dùng tay trước khi cầu thủ khác chạm bóng thì: đội đối phương sẽ thực hiện một quả đá phạt gián tiếp, quả phạt sẽ được thực hiện tại đúng điểm lỗi đã diễn ra.
  • Ngược lại nếu sau khi bóng lăn vào cuộc, cầu thủ đá bóng cố tình dùng tay chạm vào bóng trước khi có cầu thủ khác chạm vào bóng thì: Đội đối phương sẽ thực hiện một quả đá phạt trực tiếp nếu lỗi diễn ra ngoài vòng cấm địa của đội phát bóng và sẽ được thực hiện tại nơi lỗi đã diễn ra, hay sẽ có một quả phạt đền nếu lỗi đấy được diễn ra trong vòng cấm địa của đội thực hiện phát bóng.

Trường hợp quả đá được thực hiện bởi thủ môn:

  • Nếu sau khi bóng di chuyển vào cuộc, thủ môn vô ý chạm vào bóng lần thứ hai mà không dùng tay trước khi cầu thủ khác chạm bóng thì: đội đối phương sẽ phải thực hiện một một quả đá phạt gián tiếp và tại vị trí diễn ra lỗi.
  • Nếu sau khi bóng di chuyển vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi cầu thủ khác chạm vào bóng: đội đối phương sẽ phải thực hiện một quả đá phạt trực tiếp nếu lỗi diễn ra ngoài vòng cấm địa của đội phát bóng và quả phạt sẽ được thực hiện tại vị trí lỗi diễn ra, hoặc trường hợp lỗi diễn ra trong vòng cấm địa của đội phát bóng, đội đối phương sẽ phải thực hiện một quả đá gián tiếp tại vị trí lỗi đã diễn ra.
  • Ngoài ra, còn những trường hợp vi phạm khác ngoài luật: quả đá được thực hiện lại.

 Bạn đọc có thể xem thêm bài viết về Đá luân lưu. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here