Các trường hợp đá phạt theo quy định của luật bóng đá.

0
1163
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Đánh giá post

Bóng đá từ xưa đã được coi là môn thể thao vua, cũng vì thế mà có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cầu thủ. Chính vì thế đã hình thành nên trọng tài và các quy định của bóng đá. Để bảo đảm tính công bằng, các quả bóng đá phạt đã được hình thành theo các quy định. Để hiểu rõ hơn vấn đề, Công ty TNHH Luật Everest xin giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây. 

Các trường hợp đá phạt theo quy định của luật bóng đá
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân loại các quả đá phạt trong bóng đá

Quả đá phạt trực tiếp 

Đây là một tình huống khi cầu thủ tấn công bị hàng phòng ngự đối phương phạm lỗi nặng ở ngoài vùng cấm địa. Không giống như như quả đá phạt gián tiếp, những quả đá phạt trực tiếp có thể tạo ra bàn thắng. Quả đá phạt trực tiếp được trao cho đội còn lại khi đội kia phạm lỗi theo quy định của luật bóng đá. Trong cú đá phạt trực tiếp, đội bị phạm lỗi có quyền tự do đá bóng từ vị trí xảy ra phạm lỗi. Ngoài ra các cầu thủ khác phải đứng cách xa quả bóng ít nhất 9,15m. Ngoài ra trọng tài có thể sử dụng công nghệ var để đảm bảo tính công bằng chính xác nhất.

Quả đá phạt gián tiếp 

Đá phạt gián tiếp cũng là một hình thức đá phạt trong bóng đá. Sau khi đá phạt gián tiếp được thực hiện bởi cầu thủ, nhất định phải thông qua việc chạm bóng vào một cầu thủ khác thì bàn thắng ( nếu có ) mới được công nhận. Hiện nay, việt vị là một trong những lỗi đá phạt gián tiếp được phổ biến nhất.

Trọng tài sẽ xác nhận quả đá phạt gián tiếp bằng cách giơ tay cao và giữ nguyên tư thế cho đến khi cú sút được thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn của sân thi đấu.

Trình tự thực hiện quả đá phạt 

(i) Bóng được coi là trong cuộc khi đã được đá hoặc di chuyển

(ii) Một quả sút phạt có thể được thực hiện bằng cách nhấc bóng bằng một chân hoặc hai chân tùy cầu thủ.

(iii) Được phép sử dụng động tác giả trong khi thực hiện cú đá phạt nhằm làm phân tâm đối phương. 

(iv) Nếu một cầu thủ trong khi đá phạt cố tình đá vào cầu thủ đối phương để tiếp tục quả phạt thì trọng tài có thể cho phép trận đấu được tiếp tục mà không có quả đá phạt.

(v) Trường hợp trọng tài quên ra hiệu một quả phạt gián tiếp mà bóng đá thẳng vào cầu môn, quả phạt đó phải được thực hiện lại.

Vị trí đá phạt  

Điểm đặt bóng được đặt ở nơi cầu thủ phạm lỗi. Để chặn các quả đá phạt, các cầu thủ thường lập hàng rào. Hàng rào này phải đứng cách điểm đặt bóng ít nhất 9,15m cho tới khi bóng sống. Các cầu thủ nào cố tình ngăn cản hoặc trì hoãn tình huống đá phạt ( lập hàng rào ) sẽ bị xử lý tùy mức độ vi phạm.

Trong trường hợp điểm đặt đá phạt quá gần vòng 16m50, hàng rào có thể không cần đúng khoảng cách 9m15 mà chỉ cần tối thiếu 1/3 độ dài từ điểm đặt bóng đến khung thành. Cầu thủ thực hiện cú đá trực tiếp khi được trọng tài cho phép.

Các trường hợp đá phạt theo quy định của luật bóng đá
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những vi phạm và xử phạt đối với quả đá phạt 

Giả sử khi cầu thủ thực hiện một quả phạt, một cầu thủ đối phương đứng gần bóng hơn khoảng cách qui định, thì trường hợp như này sẽ thực hiện lại. Khi đội phòng ngự thực hiện quả phạt trong khu phạt đền của đội mình, bóng không được trực tiếp được đá ra khỏi khu phạt đền.

Nếu một cầu thủ đối phương di chuyển vào khu phạt đền trước khi bóng vào cuộc và bị một cầu thủ hàng phòng ngự phạm lỗi, quả bóng đó sẽ được thực hiện lại. Ngoài ra, cầu thủ phòng ngự đó có thể bị cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu.

Nếu một cầu thủ trong khi thực hiện quả phạt góc cố ý đá bóng vào một cầu thủ nhằm đá lại bóng mà dùng lực quá mức, trọng tài phải ra hiệu cho trận đấu được tiếp tục. 

Ngoài ra trọng tài có thể xử phạt thẻ vàng và thẻ đỏ đối với những trường hợp vi phạm theo quy định của luật bóng đá.

Quy định về ném biên

Ném biên từ đường biên dọc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu khi bóng bị bay ra khỏi đường biên dọc ở hai bên sân, người chạm bóng cuối cùng là một cầu thủ bất kỳ. Đội còn lại sẽ được ném biên từ đường biên dọc. 

Một đội được hưởng quả ném biên chỉ khi : 

(i) Toàn bộ trái bóng, sau khi chạm vào một cầu thủ của đội bất kỳ, ra khỏi đường biên dọc phía bên trái hoặc bên phải của mặt sân, có thể trên mặt đất hoặc trên không gian.

Từ quả ném biên trên, bàn thắng chỉ được công nhân khi đã chạm chân ít nhất là một cầu thủ.

Quy định

(i) Phải quay mặt vào trong sân

(ii) Có thể dẫm một phần chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc.

(iii) Dùng lực đều cả hai tay

(iv) Ném bóng từ phía sau liên tục, qua đầu. Ngoài ra, cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm vào cầu thủ khác 

(v) Cầu thủ phải cách người nem biên ít nhất 2m.

Có hai kĩ thuật ném biên phổ biến được sử dụng

(i) Đứng tại chỗ ném biên

(ii) Chạy lấy đà ném biên 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here