Những kiến thức cơ bản về luật cờ tướng Việt Nam

0
1097
kỳ thủ cờ tướng số 1 thế giới
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật (24/7): 1900 6198
2.3/5 - (7 bình chọn)

Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ được nhiều người ưa chuộng và đam mê nhưng cũng rất ít người biết được cờ tướng bắt nguồn từ đâu? Cũng như luật cờ tướng được quy định như thế nào? Vì vậy để nắm bắt được những kiến thức cơ bản về luật cờ tướng, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về cờ tướng Việt Nam nhé.

cao thủ cờ tướng
Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 19006198

Cờ tướng là gì?

Cờ tướng (còn gọi là cờ Trung Hoa) cũng nằm trong số những trò chơi trí tuệ dành cho hai người. Cờ tướng là bộ môn giải trí được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và được bắt nguồn từ Trung Quốc. Hiểu đơn giản thì trò chơi này có mục tiêu là bắt được tướng của đối phương, mô phỏng giống như một cuộc chiến giữa hai quốc gia.

Theo luật cờ tướng thì một người cầm quân trắng hoặc có thể là quân màu đỏ, một người cầm quân đen hoặc có thể là quân màu xanh lục. Mỗi người sẽ có một mục đích đó là tìm mọi cách di chuyển quân đi trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí, bắt tướng (hay còn gọi là Soái/Suý) của đối phương.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm tài liệu về nguồn gốc cờ tướng tại đây nhé!

Luật chơi cờ tướng cơ bản

Đối với luật cờ tướng cơ bản thì người chơi sẽ được di chuyển các quân cờ theo luật sau:

  • Quân tướng mỗi nước đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc và luôn phải ở trong phạm vi cung không được ra ngoài. (Cung gồm 4 hình vuông nhỏ được gạch đường chéo)
  • Quân sĩ sẽ đi chéo 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung như con Tướng.
  • Quân tượng mỗi nước đi sẽ đi chéo hai ô (ngang 2 và dọc 2) và chỉ được ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nửa bàn cờ của đối phương. Nước đi không được tính là hợp lệ khi có quân cờ chặn giữa đường.
  • Quân xe nếu không bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến thì được phép đi ngang/dọc trên bàn cờ
  • Quân mã mỗi nước đi sẽ đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô). Mã bị cản không được đi đường đó nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2).
  • Quân pháo đi ngang/dọc giống như xe. Tuy nhiên nếu pháo muốn ăn quân sẽ phải nhảy qua một quân nào đó còn nếu không ăn quân, tất cả những điểm từ chỗ đi, đến chỗ đến phải không có quân cản.
  • Quân chuột (còn gọi là Tốt) đi một ô mỗi nước nếu chưa vượt qua sông thì chỉ có thể đi thẳng, nếu vượt sông rồi thì có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.
  • Khi quân di chuyển đến 1 vị trí được giữ bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ thì gọi là ăn quân
  • Khi hai con tướng trên bàn không nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân nào cản ở giữa. Khi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng thì bị coi là nước đi không hợp lệ
  • An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương ăn ngay trong nước tiếp, nước đi để tướng không an toàn là không hợp lệ.

Ván cờ sẽ kết thúc khi chiếu bí là một bên chiếu (bắt tướng), và đối thủ không có khả năng đở, bên chiếu tướng thắng. Nếu bên kia tới phiên đi nhưng hết nước đi không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua. Và trường hợp 1 hoặc 2 bên vi phạm luật cao cấp.

Để cuộc chơi được diễn ra công bằng nhất thì mỗi người chơi cần phải hiểu được luật cờ tướng 2 người

Luật chơi cờ tướng cao cấp

Để cho ván cờ được diễn ra công bằng với hai bên, một số nước đi bị hạn chế. Một cách đơn giản mà nói, luật cờ tướng cao cấp sẽ có những hạn chế không cho phép bất cứ bên nào đuổi một quân cờ của đối phương liên tục bằng một hoặc nhiều quân của mình. Phụ thuộc vào quân bị đuổi có phải là tướng hay không, những nước đuổi đó gọi là chiếu dai hay đuổi dai. Dưới đây là định nghĩa một số từ ngữ trong luật chơi cờ tướng cao cấp:

  • Theo luật chơi cờ tướng thì bất cứ nước đi nào làm cho tướng đối phương có thể bị bắt trong nước tiếp thì là chiếu tướng
  • Thí quân khi một quân di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt quân cùng loại của đối phương và quân đó cũng có thể bắt lại nếu đối phương muốn.
  • Đuổi quân: Một quân di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt một quân nào đó của đối phương (không phải tướng) trong nước tiếp. Một nước cũng được gọi là nước đuổi bắt nếu nước đó tạo điều kiện cho pháo hăm dọa bắt quân đối phương. Sau đây là một vài ngoại lệ: Khi nước đi của tướng/chuột hăm dọa quân đối phương, nước đi đó không được cho là nước đuổi quân; Nước đi hăm dọa tốt chưa sang sông thì sẽ không được cho là nước đuổi quân; Nước thí quân không được cho là nước đuổi quân.
  • Một quân bị đuổi được gọi là quân được bảo vệ khi bất cứ quân đuổi của đối phương nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước kế tiếp. Quân xe không bao giờ được cho là được bảo vệ khi nó bị đuổi bởi mã hay pháo của đối phương vì đó là một ngoại lệ

Tất cả nước đi theo luật cờ tướng cơ bản là hợp lệ ngoại trừ tình huống chiếu dai đó là chiếu liên tục đối phương bằng một hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ. Hay tình huống liên tục đuổi một quân của đối phương bằng một hoặc nhiều quân của mình (gọi là đuổi dai), như vậy là không hợp lệ

Khi một bên vi phạm luật cờ tướng cao cấp thì bên vi phạm bị xử thua. Trường hợp mà cả 2 bên cùng vi phạm luật cờ tướng cao cấp, ván cờ được xử hòa. Nếu một bên phạm luật chiếu dai và bên kia phạm luật đuổi dai, bên chiếu dai bị xử thua.

Luật cờ tướng cao cấp cho phép 1 bên chiếu hoặc đuổi 6 nước liên tục với 1 quân, 12 nước liên tục với 2 quân, và 18 nước liên tục với 3 quân trước khi áp dụng luật cao cấp.

Mời bạn đọc xem thêm các tài liệu vô cùng hấp dẫn tại trang trọng tài

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here