Thủ tục hòa giải có phải bắt buộc trong tranh chấp lao động

0
53
Đánh giá post

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Mỗi loại tranh chấp lao động có quy định về thủ tục hòa giải khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thủ tục hòa giải có phải là bắt buộc trong giải quyết tranh chấp lao động hay không?

1- Tranh chấp lao đông cá nhân có bắt buộc hòa giải không?

Câu trả lời là không phải tất cả các trường hợp tranh chấp lao động cá nhân đều bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 đã chỉ rõ 06 (sáu) trường hợp tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần qua bước hòa giải bao gồm:

  1. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  2. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  3. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
  4. Tranh về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  5. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  6. Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, nếu tranh chấp lao động cá nhân thuộc trong các trường hợp nêu trên thì người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể kiện thẳng ra Tòa án mà không cần tiến hành hòa giải.

Các trường hợp còn lại đều thực hiện hòa giải  nhờ hòa giải viên lao động theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tranh chấp lao động tập thể có bắt buộc tiến hành hòa giải không?

Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 191, khoản 2 Điều 195 Bộ luật lao động năm 2019, cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

3 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết “Thủ tục hòa giải có phải bắt buộc trong tranh chấp lao động” được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết “Thủ tục hòa giải có phải bắt buộc trong tranh chấp lao động” có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here